Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

TINH DẦU TRÀM - CAJEPUT OIL: 1 LÍT, 25KG, 50KG, PHUY 180KG

TINH DẦU TRÀM GIÓ - Cajeput essential oil

Nội dung bài viết tinh dầu Tràm Gió: Tên gọi và thông tin thực vật Tràm Gió? Thành Phần Hóa Học của tinh dầu Tràm Gió? Chức năng và công dụng của tinh dầu Tràm Gió? Tinh dầu Tràm Gió bán ở đâu? Giá bán tinh dầu Tràm GióNguồn gốc, xuất xứ của tinh dầu Tràm Gió? Nhà sản xuất tinh dầu thiên nhiên tại TP.HCM, Hà Nội?

- Cây tràm có nguồn gốc,  phân bố & phân loại khác nhau; Tuy nhiên, do đặc trưng về thổ nhưỡng ở Miền Trung mà đặc biệt là Khu Vực Thừa Thiên- Huế nênCây Tràm nơi đây cho ra loại tinh dầu tràm có hương vị rất đặc trưng và khác biệt về với nhiều loại tinh dầu tràm khác như Tây Ninh, Long An & nhiều nơi khác; Âu cũng là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây. Tinh dầu tràm Huế nổi tiếng không những Ở Việt Nam & Thế Giới bởi hương vị đặc trưng có một không hai; Dầu Tràm Huế là một món quá ý nghĩa cho người thân mỗi dịp Du Khách có dịp đi qua khúc ruột Miền Trung này. 
- Để những sản phẩm quý giá từ thiên nhiên như Tinh Dầu Tràm Huế đến được đông đảo người tiêu dùng ưu chuộng trên mọi miền đất nước, Đại Lộc Sài Gòn đã chọn những đối tác có uy tín làm nhà sản xuất Tinh Dầu Tràm ở Huế theo quy trình khép kín từ nhân giống, thu mua, cũng như quy trình chưng cất theo tiêu chuẩn để cho ra đời dòng sản phẩm Tràm Huế nguyên chất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dầu tràm Huế ở TP. Hồ Chí Minh và các Tỉnh/Thành Miền Nam.
Thông tin chi tiết về Cây Tràm và Tinh dầu tràm, Quý khách có thể xem thêm tại blog: http://nhasanxuattinhdau.blogspot.com/

1. Tên Tiếng Việt: Tinh dầu Tràm Gió

Tên Tiếng Anh: Cajeput  Essential Oil
Tên Khoa Học: Oleum Cajeputi
Melaleuca cajeputi Powell (M. minor Sm.), thuộc họ Sim - Myrtaceae.

2. Bộ Phận Chiết Xuất: Lá Cây Tràm Gió

3. Phương Pháp Chiết xuất: Hơi nước

4. Xuất Xứ: Huế - Việt Nam

5. Quy Cách Đóng Gói

Bán lẻ: Chai thủy tinh:  100ml, 500ml, 1000ml.
Bán sỉ: Bình nhôm hoặc can nhựa chuyên dụng: 5 lít, 10lít, 25lít.

6. Hạn Dùng: 03 Năm tính từ ngày sản xuất

7. Chỉ Tiêu Chất Lượng

Màu sắc: Tinh dầu có màu vàng nhạt đến không màu, tùy hàm lượng Cienol có trong tinh dầu.
 Hương thơm:  Mùi tràm đặc trưng
Tỷ trọng ở 20ºC: 0,8680 đến 0,930 (0.9130)
Chỉ số khúc xạ ở 20ºC: 1,464 – 1,482 (1.4660)
Góc quay cực ở 20ºC:  -4º to +0º (+ 0.9º)
Thành phần hoá học: Lá dùng chiết tinh dầu, hàm lượng từ 0,3-0,6% tuỳ theo sự khác nhau về phẩm chất của lá được sử dụng. Tinh dầu màu vàng lục, có thành phần chủ yếu: 1,8-cineole (46,9-57,9%) kèm theo các alcohol monoterpenic (()a- terpineol. (-)-linalol và (-)-terpinen-4-ol. Còn có một hàm lượng cao các hydrocarbon monoterpen (27,8%), một lượng nhỏ các hydrocarbon sesquiterpen và alcohol.
Hàm lượng Eucalyptol (Cienol) 50%- 70%

8. Khả năng cung ứng: Khoảng 1.000kg/tháng

9. Thông Tin Chung     

Mô tả: Cây gỗ nhỏ cao đến 7m, vỏ có nhiều mảng mỏng trắng xốp; nhánh nhỏ hơi rủ xuống. Lá có phiến thon dạng lá Tre hoặc dạng lá rộng, dài 7-8cm, rộng 2cm, không lông, gân phụ 3-7. Bông trắng ở ngọn cây dài 3-7cm, đầu cuối tiếp tục mang lá; đài và tràng nhỏ, nhị nhiều, trắng, dài 10-12mm. Quả nang nhỏ nằm trong đài.
Bộ phận dùng: Lá và tinh dầu Tràm - Folium Melaleucae et Cajeputol.
Nơi sống và thu hái: Loài cây của Úc châu, truyền bá vào nước ta, thường gặp ở các vùng sác cạn, tiến sâu vào đất liền; cũng được trồng để tạo rừng ở vùng đất phèn và để lấy lá cất tinh dầu. Có nhiều ở các tỉnh Long An, Ðồng Tháp. Thường được xem như là một thứ của loài Tràm.
Cây tràm gió còn gọi là cây lá chè đồng (Melaleuca leucadendron), họ Sim (Myrtaceae), cây nhỏ thường ở dạng bụi, cao 0,5 – 2m, cành màu trắng nhạt có lông mềm, lá màu xanh lục nhạt, phiến lá hình mác nhọn, cứng, dễ gãy dài 6 – 12cm, rộng 2- 3cm với nhiều ngân chính chạy dọc theo lá và các gân phụ hợp thành mạng. Tràm gió mọc nhiều ở các nước Châu Á như: Việt Nam, Campuchia, Indonesia. Ở Việt Nam tràm mọc tự nhiên rải rác trên các đồi trọc miền Bắc (như Vĩnh Phú, Bắc Thái, Hà Bắc), và tập trung nhiều ở miền Trung và miền Nam (Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang

10. Tính Năng (Công Dụng)

Tính vị, tác dụng: Cũng như Tràm, lá Tràm gió có vị cay, tính ấm, mùi thơm; có tác dụng làm ra mồ hôi, trừ thấp và giảm đau. Tinh dầu Tràm gió có tác dụng sát trùng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá Tràm gió cũng được dùng như Tràm, có thể xông trị cảm cúm, lấy nước rửa mụn nhọt, vết thương, tắm trị mẩn ngứa. Phối hợp với các
loại cây khác làm thuốc trị thấp khớp đau nhức xương.
Tinh dầu Tràm gió nhỏ mũi chữa cảm cúm và ngạt mũi, dùng xông sát trùng đường hô hấp; dùng uống có tác dụng chống co thắt, chữa ho, long đờm, giúp tiêu hoá; dùng xoa trị đau nhức, tê thấp, dùng bôi các vết xây xát và các vết bỏng, vừa sạch, vừa sát trùng. Liều dùng để uống 10-20 giọt trong một cốc nước, dùng nhỏ mũi với nồng độ 10% trong tinh dầu Lạc hay cồn; dùng rửa thì pha trong nước với nồng độ 0,2%.
-Nếu So với phương pháp sử dụng hoá chất và mỹ phẩm hiện đại thì trị liệu bằng thảo mộc không cho được kết quả có thể nhìn thấy được rõ ràng ngay tức thì. Nhưng làn da sẽ có cảm giác sảng khoái, mềm mại hơn sau khi thấm các dưỡng chất thiên nhiên. Và đặc biệt hơn là làn da sẽ phảng phất một hương thơm đặc trưng thanh thoát và nhẹ nhõm.
-Khách hàng hiện nay có xu hướng quay về với thiên nhiên.Vì vậy, họ thường chọn những sản phẩm có chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, vừa có thể cung cấp dưỡng chất cho da mà không sợ bị dị ứng, vừa thư giãn và làm dịu các giác quan từ các tinh dầu thiên nhiên. Cuộc sống ngày nay đầy những lo toan bận rộn và căng thẳng, liệu pháp hương thơm là một giải pháp hiệu quả cho cơ thể.
-Phân tích thành phần hóa học của dầu tràm có rất nhiều chất, nhưng chỉ hai hoạt chất có tác dụng là Eucalyptol chiếm 42-52% và α-Terpineol chiếm 5-12%.
Đã có nhiều công trình khoa học ở cấp Bộ Y tế, cấp Nhà nước nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn của α-Terpineol từ tinh dầu tràm. Và gần đây một nghiên cứu của Opodis Pharma (thực hiện tại Viện Pasteur TP.HCM năm 2008) cho thấy dầu thuốc sử dụng α-Terpineol tự nhiên chiết xuất từ dầu tràm có tác dụng ức chế virus cúm H5N1; còn tác dụng ức chế virus H1N1 hiện đang tiếp tục nghiên cứu. Từ năm 2008 tinh dầu tràm cũng được Bộ Y tế cho vào danh mục thuốc thiết yếu dành cho y tế cơ sở để kiểm soát bệnh địa phương (local diseases control).
Dùng tinh dầu tràm gió chiết xuất tự nhiên và các chế phẩm dẫn xuất dưới dạng xông, hít mũi trong phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ, trong ôtô... cũng là một biện pháp y tế dự phòng hợp tình, hợp lý và rất khoa học: vừa tạo hương thơm dễ chịu lại vừa sát khuẩn, ức chế virus, đặc biệt đang trong mùa cao điểm sốt, cúm như hiện nay.
Ngày nay, liệu pháp hương thơm được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất mỹ phẩm và giúp giảm stress, giảm đau theo phương pháp tự nhiên. Những loại tinh dầu được chiết xuất từ thực vật chứa hương thơm đã được dùng vào việc trị liệu. Chúng mang lại trạng thái cân bằng cả về thể chất, trí óc lẫn tinh thần cho chúng ta. Liệu pháp hương thơm có thể mang đến cho bạn những lợi ích tuyệt vời hoặc ngược lại. Điều ấy còn tùy thuộc vào việc bạn sử dụng chúng có đúng cách hay không.
Tinh dầu có thể giúp khử trùng, giảm sưng tấy, tăng tuần hoàn máu, giúp làm lành các vết thương hay bỏng một cách nhanh chóng, …
Ngoài ra, về mặt tinh thần, tinh dầu giúp đầu óc minh mẫn, thoải mái, tăng cường khả năng tập trung và lấy lại nguồn cảm hứng. Một số bài nghiên cứu gần đây đã có nhiều phát hiện thú vị về ảnh hưởng của tinh dầu đối với tinh thần cảm xúc của con người: nó làm tăng sự hứng thú, dễ thông cảm, khiến con người trở nên ôn hòa hơn.
Tuy nhiên, tăng cường khả năng hấp thụ khí oxy của tế bào là một trong những lợi ích quan trọng của tinh dầu. Những hạt tinh dầu khiết sẽ sản sinh ra các chất kháng thể và giải phóng các hoocmôn giảm đau cũng như các chất dẫn truyền dây thần kinh. Mỗi hạt tinh dầu sẽ có tần số giải phóng cao hơn nhiều so với tần số nếu cơ thể tự sản sinh ra. Vì vậy tinh dầu còn có khả năng chữa một số bệnh.
Nguyên liệu dược phẩm
Hai chất chính trong tinh dầu tràm được sử dụng làm dược liệu là α- Terpineol 5% – 12% và Eucalyptol 42%– 52%
Làm thuốc giảm đau trong bệnh phong thấp mãn tính (chronic rheumatism),
Thuốc chống cảm mạo, say xe..
Thuốc ho, long đàm trong điều trị viêm mũi họng, thanh, khí, phế quản
Điều trị một số bệnh ngoài da do côn trùng như ghẻ, lang ben.v.v…
Dùng để tẩy giun (anthelmintic) đặc biệc là các loai giun tròn (round worms)
Đặc biệt là dùng  bôi, xông, kháng khuẩn môi trường cho phụ nữ khi sinh đẻ.
Hoạt chất α- Terpineol chiết xuất từ tinh dầu tràm có tính sát trùng (diệt khuẩn, nấm và siêu vi) tốt, do đó  α- terpineol là một nguyên liệu quý để bào chế nhiều loại thuốc bôi xức trực tiếp hoặc dầu khí dung bay hơi.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy α- Terpineol có rất nhiều ưu điểm: Không độc với con người ở liều có tác dụng kháng khuẩn; Có thể dùng cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và trẻ sơ sinh; Có tác dụng sát trùng khá rộng trên vi khuẩn, nấm và siêu vi.
Xônghương:
 Xông tinh dầu tràm trong phòng làm việc, phòng ăn, phòng ngủ.
Tinh dầu tràm (Cajeputi Oil) có tác dụng sát trùng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, làm sạch không khí, mùi hương tràm thiên nhiên làm cho căn phòng ấm áp, mang lại cho bạn một tinh thần sảng khoái và thư thái. Có thể dùng đèn xông hương bằng bếp đèn hay bằng lò điện để đốt tinh dầu. Cho một lượng tinh dầu từ 3 đến 5 giọt khay đốt để hương thơm lam tỏa khắp không gia phòng bạn. Tùy từng loại tinh dầu sử dụng có thể làm cho cho căn phòng thoáng khí trong mùa hè và ấm áp trong mùa đông.
Khử mùi ô tô:
Đổ nước lọc bình thường vào máy khuếch tán theo mức min hoặc max, cho từ 1-3 giọt tinh dầu vào, sau đó bật máy khuếch tán lên.
-    Sử dụng khác:Trong trường hợp không có dụng cụ xông tinh dầu bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu và chậu nước và dùng khăn sạch lau sàn nhà cũng có thể diệt khuẩn và làm cho căn nhà có mùi thơm.
Nhỏ vài giọt tinh dầu có mùi thơm theo sở thích của bạn vào một miếng giấy ăn và để vào một góc nào đó trong căn phòng, tinh dầu sẽ khuếch tán rất nhanh và làm thơm phòng. Bạn muốn khử mùi hôi trong nhà về sinh, bạn cũng có thể làm như vậy.
Khi làm thơm phòng nên cho tinh dầu vào nước nóng để đạt hiệu quả cao hơn.
Xông hơi:
Dùng cho các cơ sở xông hơi (sauna) chuyên nghiệp:
Để nhận được hiệu quả tối đa của hương liệu pháp tinh dầu trong phòng xông hơi:
Đối với phòng xông hơi khô thì bạn hòa vào nước, tưới trực tiếp vào nước lên những tảng đá tạo nhiệt (lò xông điện) theo tỉ lệ 5ml cho nước 2 lít tinh dầu tràm/ bạc hà bạn, tinh dầu sẽ lan tỏa trong phòng xông tạo cảm giác dễ chịu thư thái, làm đẹp, sạch da, làm cho da mịn màng săn chắc và khít lỗ chân lông.
Với phòng xông hơi ướt, bạn chứa nước vào trong bình đựng hương liệu. Hơi nước tỏa ra sẽ mang đầy hương thơm đem lại cảm giác phấn chấn và nhẹ nhàng cho tinh thần.
Với phòng xông hơi hồng ngoại, bạn có 2 cách sử dụng hương liệu pháp tinh dầu. Một là, bạn nhỏ một ít tinh dầu yêu thích vào mảnh vải và đặt bất kì chỗ nào trong phòng xông. Hơi nóng từ các tia hồng ngoài sẽ làm hương thơm tỏa đều khắp phòng. Hai là, trước khi xông hơi, bạn thoa tinh dầu đã pha loãng dầu nền lên da và massage. Điều này giúp bạn nhận được nhiều lợi ích của tinh dầu. Hơi nóng phòng xông hơi làm các dưỡng chất thiên nhiên từ dầu nhanh chóng thẩm thấu qua da, nuôi dưỡng làn da trở nên khỏe mạnh, mịn màng tự nhiên.
Dùng trong gia đình:
Nhỏ từ 3-5 giọt tinh dầu vào nồi nước nóng hoặc máy xông mặt, dùng để xông mặt từ 5-10 phút, nhớ hít sâu, làm như vậy liên tục khoảng 10 phút.
Dù bạn xông hơi khô hay xông hơi ướt bạn cũng có thể nhỏ vào vài giọt tinh dầu, tinh dầu bốc lên theo hơi nóng sẽ dễ dàng thẩm thấu vào da bạn qua các lỗ chân lông đang giãn nở đem đến cho bạn một kết quả rất khả quan trong việc chăm sóc làn da của mình.
Bạn cũng có thể chăm sóc da mặt bằng liệu pháp xông hơi. Nếu bạn không có các máy móc chuyên nghiệp cho việc xông hơi da mặt như ở SPA bạn cũng có thể xông hơi da mặt tại nhà với tinh dầu bằng các phương pháp đơn giản sau: Cho nước sôi vào cái tô, sau đó nhỏ vào vài giọt tinh dầu mà bạn thích và phù hợp với làn da của bạn. Trùm một tấm khăn lên đầu từ từ ghé sát mặt vào tô nước để hơi nước nóng đã hòa với tinh dầu pha vào mặt. Bạn chỉ nên xông mặt 1 - 2 lần một tuần
Pha chế dầu massage:
Pha chế tinh dầu nguyên chất với dầu nền hoặc các lại kem hay dầu dưỡng, dầu massage theo tỉ lệ tinh dầu chiếm 2,5% chia theo đơn vị ml với dầu nền được pha loãng bởi 1- 2 thành phần. 1% là sự pha loãng của 4 thành phần trở lên. Khi massage tinh dầu sẽ thẩm thấu vào da làm phục hồi và tái tạo các tế bào da, làm da mềm mại, mịn màng, tươi sáng. Khi massage tinh dầu còn tạo cảm giác sảng khoái, giảm stress, giúp con người lấy lại thăng bằng sau những giờ làm việc mệt mỏi.
Chú ý: Tuyệt đối không được xoa trực tiếp tinh dầu nguyên chất lên da bởi nguy cơ gây tổn thương cao do chúng khá đậm đặc. Trong quá trình sử dụng không được để tinh dầu rơi vào mắt, mũi. Tinh dầu dùng massage bắt buộc phải được pha loãng. Nên thử một lượng nhỏ tinh dầu trên một vùng da ở khuỷu tay xem có bị dị ứng với loại tinh dầu đó không, sau đó mới tiến hành massage.
Tắm tinh dầu:
Cho 5-10 giọt vào bồn sục, bồn tắm hoặc phòng xông hơi, ngâm mình 15-30 phút. Giúp thư giãn giải tỏa căng thẳng mệt mỏi. Có thể hòa từ 1-3 giọt vào 2 lít nước ấm để ngâm chân trước khi đi ngủ giúp giảm đau nhức gan bàn chân, tăng tuần hoàn máu. Nhằm mục đích để thư giản, giảm stress tạo cảm giác thư thái hay làm đẹp da có thể chọn tinh dầu Oải hương, nhài, hoa hồng, hồng bạch, bạc hà, hoàng lan, mimosa, tràm… ..
Trị mụn bằng tinh dầu
Dùng miếng vải cotton nhúng vào dầu tràm trà và thoa trực tiếp lên đầu mụn, thoa dầu tràm trà 2 lần/ngày, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng.
Đối với các vùng da dễ bị mụn như trán, mũi và cằm, thoa dầu tràm trà trực tiếp lên vùng chữ T. Nếu da mặt bị mụn trầm trọng, nhỏ 3 - 4 giọt dầu tràm trà vào sữa rửa mặt và sử dụng hàng ngày.
Cách sử dụng tinh dầu và mùi hương để kích thích năng lượng phong thủy.
Sử dụng mùi hương của tinh dầu để tạo ra những nguồn năng lượng tốt lành cho ngôi nhà là một cách thức rất hiệu qủa trong phong thuỷ cổ điển.
Hương thơm tinh khiết từ các loại tinh dầu có thể mang lại những năng lượng phong thuỷ tốt lành, giữ cho ngôi nhà của bạn một bầu không khí trong lành, tươi mới và hạnh phúc.
Những hiệu ứng tinh tế của các loại hương thơm sẽ có tác dụng tạo ra những năng lượng tốt và đạt được những tác động thuận lợi về tình cảm.
Trong phong thủy, tác dụng của mùi hương rất mạnh mẽ, mùi hương khác nhau có thể được sử dụng cho mục đích khác nhau. Ngoài tác dụng tẩy uế khí, làm cho không khí trở nên trong lành, thơm mát, những mùi hương này còn có tác động đến trạng thái tinh thần và năng lượng sống của con người. Bạn có thể chuyển đổi năng lượng 1 cách tinh tế để đạt được hiệu quả mong muốn
Với mỗi căn phòng, bạn nên lựa chọn một loại mùi phù hợp với không gian chức năng và mong muốn của bạn trong việc tạo không khí cho căn phòng đó.
Phòng khách có thể sử dụng những mùi hương cà phê và quế để tạo cảm giác ấm áp và thân quen cho các vị khách.
Với phòng ngủ vợ chồng: những tinh dầu chứa hương thơm của hoa hồng, đàn hương, hoa nhài, tràm, bạch đàn, bạc hà…là những mùi hương cổ điển rất cần thiết để mang lại sự gợi cảm, và năng lượng tốt cho đời sống vợ chồng. Bạn cũng có thể sử dụng vani, hương hoa cam, hoa oải hương hoặc thử nghiệm bất kỳ mùi hương tinh khiết khác để đánh thức các giác quan của bạn.
Khi trẻ trong nhà bạn dễ cáu kỉnh, mất bình tĩnh hãy sử dụng tinh dầu hoa cúc hoặc hoa oải hương trong phòng của trẻ. Những mùi hương này sẽ giúp trẻ dần trở nên bình tĩnh hơn. Bạn sẽ không phải lặp đi lặp lại công việc dỗ dành nữa, hãy để mùi hương thực hiện công việc của chúng.
Đối với văn phòng làm việc: các loại hương thảo, bạc hà, bạch đàn hoặc các tinh dầu sả sẽ giúp bạn tỉnh táo trong quá trình làm việc. Những mùi hương này cũng giúp giải toả căng thẳng, khiến bạn cảm thấy có thêm năng lượng tươi mới cho công việc.
Khi bạn đã lựa chọn tinh dầu nguyên chất để sử dụng cho mục đích phong thuỷ, làm thế nào bạn biết rằng bạn đang sử dụng chúng đúng cách? Có 3 cách cơ bản để sử dụng các loại tinh dầu hiệu quả:

Khuyếch tán: bạn có thể khuyếch tán tinh dầu vào phòng bằng nến hoặc một loại máy lọc không khí và khuyếch tán tinh dầu. Cách dễ nhất để các loại tinh dầu được khuyếch tán vào không khí là sử dụng một máy khuyếch tán bằng điện. Với loại máy này bạn sẽ không phải lo lắng về việc theo dõi về thời gian như khi sử dụng nến.
Bình xịt: Xịt một hỗn hợp tinh dầu vào trong không khí là cách nhanh nhất để thay đổi chất lượng của năng lượng xung quanh bạn.
Có nhiều loại tinh dầu trên thị trường từ loại mang năng lượng yêu thương nhẹ nhàng đến loại dầu để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Nếu bạn muốn kết hợp chúng lại với nhau, bạn có thể sử dụng 1 bình xịt chứa nước tinh khiết và thêm một vào giọt tinh dầu loại mà bạn yêu thích, lắc đều và sử dụng chúng.
Trong quá trình tạo ra những năng lượng phong thủy tốt bằng việc sử dụng các loại tinh dầu, điều quan trọng là bạn phải phân biệt được các loại tinh dầu tự nhiên với các loại nước hoa tổng hợp. Những loại tổng hợp có rất ít tác dụng tích cực về mặt phong thuỷ, thường chúng chỉ gây ô nhiễm không khí bằng hoá chất. Vì vậy bạn nên kiểm tra kỹ trước khi quyết định chọn loại dầu phù hợp với mong muốn của mình.(st).
Tinh dầu có tác dụng chống côn trùng.
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh CDC (Center for Disease Control) đề nghị chỉ một loại tinh dầu duy nhất có công dụng chống muỗi hiệu quả dựa trên các nghiên cứu khoa học là Lemon Eucalyptus (tinh dầu Bạch Đàn Chanh). Tuy nhiên, Cục Bảo Vệ Môi Trường EPA (Environmental Protection Agency) cũng công nhận tinh dầu Citronella (Sả) cũng có hiệu quả chống côn trùng. Các loại tinh dầu khác cũng thường được sử dụng để đuổi các loại côn trùng khó chịu là: Eucalyptus (Bạch Đàn, Khuynh Diệp), Lavender (Oải hương), Peppermint (Bạc hà)

11. Chế Phẩm Từ Tinh dầu Tràm

Được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp dược phẩm   Dầu tràm nguyên chất.  oil of cajaput (oleum cajuputi), dạng được chưng cất thô, đã được sử dụng rất lâu đời ở phương Tây cũng như ở Việt Nam.
Dầu tràm nguyên chất được dùng với các mục đích:
Làm thuốc giảm đau trong bệnh phong thấp mãn tính (chronic rheumatism),
Thuốc chống cảm mạo, say xe..
Thuốc ho, long đàm trong điều trị viêm mũi họng, thanh, khí, phế quản
Điều trị một số bệnh ngoài da do côn trùng như ghẻ, lang ben.v.v…
Dùng để tẩy giun (anthelmintic) đặc biệc là các loai giun tròn (round worms)
- Đặc biệt là dùng  bôi, xông, kháng khuẩn môi trường cho phụ nữ khi sinh đẻ.

12. Tính Năng Khác  

13. Chú ý (cẩn trọng)

- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, Tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao.
- Đựng trong (chai, bình, can, lọ, phuy…) và màu tối sẩm, màu hỗ phách và đậy kín nắp.
- Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da.
- Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
- Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm (trừ một số loại tinh dầu và dầu nền có chứng chỉ dùng được cho thức phẩm)
- Không bôi tinh dầu vào vết thương hở
- Hầu hết tinh dầu không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh kinh niên, nếu dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Để xa tầm tay trẻ em
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét