TINH DẦU CÚC TRẮNG LA MÃ - CHAMOMILE ESSENTIAL OIL
Nội dung bài viết tinh dầu Cúc Trắng La Mã: Tên gọi và thông tin thực vật Cúc Trắng La Mã? Thành Phần Hóa Học của tinh dầu Cúc Trắng La Mã? Chức năng và công dụng của tinh dầu Cúc Trắng La Mã? Tinh dầu Cúc Trắng La Mã bán ở đâu? Giá bán tinh dầu Cúc Trắng La Mã? Nguồn gốc, xuất xứ của tinh dầu Cúc Trắng La Mã? Nhà sản xuất tinh dầu thiên nhiên tại TP.HCM, Hà Nội?
1. Tên Tiếng Việt: Tinh Dầu Cúc Trắng La Mã
Tên Tiếng Anh: Chamomile Essential 0il
Tên Khoa Học : Matricaria chamomilla
2. Bộ Phận Chiết Xuất: Hoa
3. Phương Pháp Chiết xuất: Chiết xuất bằng hệ thống hơi nước/ CO2 siêu tới hạn
4. Xuất Xứ: Ấn Độ/Anh Quốc
5. Quy Cách Đóng Gói
- Bán lẻ: Chai thủy tinh: 100ml, 500ml, 1000ml.
- Bán sỉ: Bình nhôm hoặc can nhựa chuyên dụng: 5 lít, 10lít, 25lít, phuy 180kg, phuy 200kg
6. Hạn Dùng: 03 Năm tính từ ngày sản xuất
7: Chỉ Tiêu Chất Lượng
Thành phần chính/ Chemical composition: Tinh dầu hoa cúc La Mã có chứa chất chamazulan-một chất có tính năng xoa dịu và kháng viêm hiệu quả và Bisabolol với tính năng chống dị ứng.
Màu sắc: Màu Xanh đến xanh nhạt
Hương vị: Mùi thơm đặc trưng tinh dầu
Specific gravity (25ºC): 0.900 to 0.960
Optical rotation (25ºC): not visible
Refractive index (25ºC): 1.470 to 1.505
Trans-beta farnesene: 35 to 63%
Bisabolol oxide A: 4 to 22%
Alpha-farnesene: 5 to 16%
Bisabolone oxide: 2 to 7%
Chamazulene: 0.3 to 5%
8. Khả năng cung ứng : Khoảng 50 Lít/tháng
9.Thông Tin Chung
Hoa Cúc La Mã có mùi thơm đậm. Ở Việt Nam, Cúc La Mã mọc khắp nơi đặc biệt là khu vực Tây Nguyên và Đà Lạt Cúc La Mã - Chamomile recutita là một loài thực vật thuộc họ Hoa Cúc, mọc hoang ở khắp châu Âu và vùng ôn đới thuộc châu Á. Thân cây phân nhánh, cứng và nhẵn và cao từ 15-60 cm. Lá dài, bản hẹp có hình lông chim, chia làm 2 hoặc 3 thùy
10. Tính Năng (Công Dụng)
Tinh dầu có tác dụng làm dịu tâm trí, làm giảm tình trạng thiếu kiên nhẫn.
Là liều thuốc giảm đau, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, giải nhiệt, an thần.
Cải thiện tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh về hệ hô hấp.
Ngoài ra Tinh Dầu Cúc La Mã rất hiệu quả khi sử dụng trên da, giúp chữa lành vết thương, tái tạo mô, làm giảm mụn trứng cá, cải thiện tình trạng khô da, viêm da, da bị dị ứng
Có thể kết hợp với tinh dầu hoa Oải hương, Bưởi chùm, Hoa Lài, Vỏ Bưởi, Chanh, Ngọc Lan tây
Các tác dụng chữa bệnh của Chamomile được loài người phát hiện ra cách đây hàng ngàn năm từ thời La Mã cổ đại, và cũng đã được ghi nhận trong y văn của Hippocrate. Người Hy lạp và La Mã cổ đại đã biết dùng Chamomile để chữa bệnh bằng cách: giã nhỏ đắp hoặc chườm lên các vết thương, vết loét ngoài da giúp phòng nhiễm khuẩn, giảm đau, nhanh liền sẹo. Hoặc hãm hay sắc lấy nước uống chữa viêm loét miệng, sưng lợi , đau răng, đau bụng (do tiêu hóa, do kinh nguyệt, …), đau đầu, mất ngủ, căng thẳng, …Hoa cúc La Mã từ lâu đã được người Ai Cập cổ xem là một phương thuốc trị bách bệnh. Trà của loại dược thảo quý này đã được sử dụng hàng trăm năm qua với nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Nó có tác dụng thanh nhiệt,giải độc,tán phong thấp, giáng hỏa,được dùng làm thuốc chữa nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, tăng huyết áp (có thể dùng xoa bóp lên thái dương, vùng trán, gáy, hay cho thêm vào nước uống hàng ngày)
Ngoài ra, Hoa Cúc La Mã còn có tác dụng làm dịu căng thẳng thần kinh, giúp ngủ ngon.
Chiết xuất tinh dầu từ hoa cúc được sử dụng trong các liệu pháp làm đẹp da, giảm nếp nhăn trên da, bổ sung vitamin E cho da căng tràn sức sống, hồng hào tự nhiên. Nó kích thích sự thay mới lớp biểu bì và đẩy nhanh quá trình lành da và màng nhầy. Làm dịu và ngăn ngừa viêm da.Giảm thiểu những vết mẩn đỏ trên da, giảm ngứa.
11. Cách Dùng
Chiết xuất tinh dầu từ hoa cúc được sử dụng trong các liệu pháp làm đẹp da, giảm nếp nhăn trên da, bổ sung vitamin E cho da căng tràn sức sống, hồng hào tự nhiên. Nó kích thích sự thay mới lớp biểu bì và đẩy nhanh quá trình lành da và màng nhầy. Làm dịu và ngăn ngừa viêm da. Giảm thiểu những vết mẩn đỏ trên da, giảm ngứa.
- Làm sạch da: thẩm thấu nhanh vào da và đẩy các hạt bụi bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông ra ngoài
- Tái sinh lại lớp da bị lão hóa, giúp lành sẹo
- Giúp hệ thần kinh và hệ hô hấp hoạt động tốt Nhỏ vào bồn tắm vài giọt tinh dầu cúc lã mã làm giảm stress và mang đến cho bạn một giấc ngủ sâu, tạo sự yên bình và thoải mái cho giấc ngủ.
- Cúc la mã cũng rất tốt trong việc chữa và chống viêm như chứng phát ban, bị côn trùng hay sâu bọ cắn và bị bỏng.
12. Tính Năng Khác
Xóa mờ các vết thâm ở vùng mắt:
Trộn hỗn hợp 5 giọt tinh dầu Hoa Cúc + 5 giọt tinh dầu Hoa Hồng + 30ml dầu Jojoba
Trộn đều các thành phần cho vào lọ thủy tinh. Làm sạch da mặt, dùng các ngón tay xoa vài giọt dầu quanh mắt và vỗ nhẹ vào da.
1 lít nước sôi + 1 giọt tinh dầu Cúc La Mã + 1 giọt tinh dầu Hoa Hồng + 1giọt tinh dầu Oải Hương : chùm 1 chiếc khăn tắm to qua đầu và xông hơi trong vòng 10 phút. Cẩn thận để không làm bỏng. Cuối cùng rửa lại mặt bằng nước ấm và thoa nước làm mềm da. Nếu cần có thể dùng mặt nạ cho mặt thay vì nước làm mềm da.
13. Chú ý (cẩn trọng)
- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, Tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao.
- Đựng trong (chai, bình, can, lọ, phuy…) và màu tối sẩm, màu hỗ phách và đậy kín nắp.
- Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da.
- Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
- Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm (trừ một số loại tinh dầu và dầu nền có chứng chỉ dùng được cho thức phẩm)
- Không bôi tinh dầu vào vết thương hở
- Hầu hết tinh dầu không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh kinh niên, nếu dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Để xa tầm tay trẻ em
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét