TINH DẦU CAM NGỌT
Nội dung bài viết tinh dầu Cam Ngọt: Tên gọi và thông tin thực vật Cam Ngọt? Thành Phần Hóa Học của tinh dầu Cam Ngọt? Chức năng và công dụng của tinh dầu Cam Ngọt? Tinh dầu Cam Ngọt bán ở đâu? Giá bán tinh dầu Cam Ngọt? Nguồn gốc, xuất xứ của tinh dầu Cam Ngọt? Nhà sản xuất tinh dầu thiên nhiên tại TP.HCM, Hà Nội?
1. Tên Tiếng Việt: Tinh Dầu Cam Ngọt
Tên Tiếng Anh: Orange Essential Oil
Tên Khoa Học: Citrus aurantium Citrus aurantium L., thuộc họ Cam - Rutaceae.
2. Bộ Phận Chiết Xuất: Vỏ Trái Cam
3. Phương Pháp Chiết xuất: Ép Lạnh
4. Xuất Xứ: Việt Nam/Ấn Độ
5. Quy Cách Đóng Gói
- Bán lẻ: Chai thủy tinh: 100ml, 500ml, 1000ml.
- Bán sỉ: Bình nhôm hoặc can nhựa chuyên dụng: 5 lít, 10lít, 25lít, phuy 180kg, phuy 200kg
6. Hạn Dùng: 03 Năm tính từ ngày sản xuất
7. Chỉ Tiêu Chất Lượng Màu sắc: Màu vàng nhạt
Hương thơm: Tươi mát
Tỷ trọng ở 25 độ C: 0.820-0.860
Chỉ số khúc xạ ở 25 độ C: 1.4650-1.4750
Góc quay cực ở 25 độ C: +85 độ - 99 độ
Aldehydes: Từ 1,2% đến không quá 2,5%
Thành phần hóa học: Trong Chỉ thực có hesperidin, neohesperidin, nobiletin, auranetin, aurantiamarin, nuringin, synephrine, limonin. Trong Chỉ xác có linalyl acetat, nerolyl acetat, geranyl acetat, hesperidin và neohesperidin. Ở Pháp, người ta cho biết thành phần chính trong lá là hesperidin, trong hoa là tinh dầu và trong quả có các acid hữu cơ, các vitamin.
Thành phần chính trong tinh dầu cam chủ yếu là d-Limonene (khoảng 90%), decyclicaldehyd tạo nên mùi thơm, các alcol như linalool, dl-terpineol, alcol nonylic, còn có acid butyric, authranilat metyl và este caprylic
8. Khả năng cung ứng: Khoảng 8000kg/tháng
9. Thông Tin Chung
Quả của loài cây này có vị ngọt và không có hạt, có kích thước to hơn quýt (Citrus reticulata) và nhỏ hơn cam. Một trong những đặc điểm của cam ngọt Ôn Châu là vỏ quả rất mỏng, nhìn giống như da và có nhiều chấm nhỏ cùng với nhiều tuyến tinh dầu nằm xung quanh quả; điều này khiến quả rất dễ được bóc vỏ so với các loại quả khác thuộc chi Cam chanh. Thịt quả cũng rất dễ bị tổn thương trước những va đập mạnh - ví dụ như việc chuyên chở, mang vác không cẩn thận gây ra rơi rớt, va đập. Có điều là do có vỏ không kín khít với thịt quả nên những tổn thương ấy khó lộ ra ngoài và vì vậy khó có thể bị phát hiện bằng mắt thường. Vì vậy các nhà vườn thường ví cam ngọt Ôn Châu là loại quả có chất lượng thất thường do lớp vỏ đã ngăn cản việc đánh giá chất lượng quả qua bề ngoài của nó.
Nguồn gốc của loài cây ăn quả này là từ Nhật Bản.Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng loại quả này có nguồn gốc từ Trung Quốc và được trồng cách đây 2400 năm. Các giống cam ngọt Ôn Châu ở Trung Quốc hiện nay đều có nguồn gốc từ Nhật Bản; cụ thể là vào năm 1916, một số giống cây này đã được du nhập vào tỉnh Ôn Châu. Các giống cam ngọt ấy cùng với những giống cây mới phát triển từ nó trở thành loại cây ăn quả chủ lực trong các vườn cây trái Ôn Châu. Trung tâm của nghề trồng cam ngọt Ôn Châu nằm ở trấn Wushan thuộc quận Âu Hải của Ôn Châu.
Cam hay Cam chanh - Citrus sinensis (L.) Osheck (C. aurantium L. var. dulcis L.), thuộc họ Cam -Rutaceae là cây gỗ nhỏ có dáng khoẻ, đều; thân không gai hay có ít gai. Lá mọc so le, phiến lá dài, màu xanh đậm, hình trái xoan, dài 5-10cm, rộng 2,5-5cm, mép có răng thưa; cuống hơi có cánh, rộng 4-10mm. Chùm hoa ngắn ở nách lá, đơn độc hay nhóm 2-6 hoa thành chùm; đài hoa hình chén, không lông; cánh hoa trắng dài 1,5-2cm; nhị 20-30 cái dính nhau thành 4-5 bó. Quả gần hình cầu, đường kính 5--8cm, màu vàng da cam tới đỏ da cam; vỏ quả dày 3-5mm, khó bóc; cơm quả quanh hạt vàng, vị ngọt; hạt có màu trắng. Cây ra hoa quanh năm, thường có hoa vào tháng 1-2, có quả vào tháng 10-12. Cam được trồng phổ biến khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam Cam được trồng tập trung tại các tỉnh phía bắc và các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
10. Tính Năng (Công Dụng)
Tính vị, tác dụng: Chỉ thực có vị the đắng, mùi thơm, tính hơi hàn, có tác dụng tiêu tích, hạ khí, trừ đờm, tiêu thực (sao giòn) cầm máu (sao tồn tính). Chỉ xác có vị the đắng, mùi thơm, tính hơi hàn, có tác dụng thông khí trệ, thông trường vị, trừ đờm, tiêu thực. Lá, hoa, vỏ quả có tính chất an thần, chống co thắt, gây ngủ nhẹ, lợi tiêu hoá, trừ giun, hạ nhiệt, giảm biên độ co bóp tim. Người ta nhận thấy vỏ cam đắng có tác dụng đối với sự tăng độ acid dịch vị.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Pháp, người ta dùng chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích, đánh trống ngực, nuối hơi, bệnh thần kinh, mất ngủ, trằn trọc ban đêm, động kinh, đau nửa đầu, ho do thần kinh. Vỏ cam được dùng làm thuốc bổ dạ dày và giúp ăn ngon miệng; cũng dùng chữa ho. Nói chung, người ta sử dụng lá làm thuốc giảm đau, dễ tiêu hoá, tinh dầu của vỏ dùng trong hương liệu; hoa được dùng cất nước hoa và dùng chữa bệnh co thắt và làm thơm thuốc; vỏ dùng làm thuốc bổ đắng, dễ tiêu và thơm dùng chế nước hoa. Chỉ xác, Chỉ thực được dùng làm thuốc giúp tiêu hoá, ăn uống không tiêu, đầy hơi tích trễ, chữa ho, trừ đờm, làm thuốc đổ mồ hôi, lợi tiểu tiện.
Tinh dầu cam giúp trấn tĩnh tinh thần, làm tinh thần thoải mái, kích thích sức sáng tạo và tăng khả năng hăng say làm việc đến 40%. Khuếch tán tinh dầu cam giúp phòng thoáng đãng với hương thơm ngọt mát dễ chịu và tẩy uế đồ dùng trong gia đình.
Dầu cam là sự lựa chọn tốt nhất khi bạn bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, căng thẳng hay stress.
Tinh dầu cam có tác dụng giảm đau, kích thích tốt hệ tiêu hóa, thư giãn cơ thể, đem lại cảm giác lạc quan, thư thái.
Làm mềm da chân, tay vào mùa hanh khô.
Dùng để massage với dầu nền
Nhỏ vào bồn tắm để tắm Dùng để xông hương với đèn điện xông hương hoặc lò đốt nến
Chăm sóc hệ hô hấp: cho 3-5 giọt vào chén nước ấm nóng, đưa chén nước nóng lên vùng muỗi, miệng, sau đó hít thở sâu, đều.
11. Công Thức Pha Chế Gợi ý
Chăm sóc hệ hô hấp: cho 3-5 giọt vào chén nước ấm nóng, đưa chén nước nóng lên vùng mũi, miệng, sau đó hít thở sâu, đều.
Căng thẳng, mất tỉnh táo: 1 giọt tinh dầu Tuyết Tùng + 1 giọt tinh dầu Oải Hương + 1 giọt tinh dầu Cam Ngọt cho và chén nước nóng hít thở đều và sâu
Xông hương với Tinh dầu Cam Ngọt vào ban đêm giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ
12. Tính Năng Khác
* Chống nấm móng tay, chân:
Vỏ cam rửa sạch, để khô còn giúp khử mùi hôi ở tủ lạnh, nếu bạn cho vào bếp than vài miếng vỏ cam khô mùi than cũng được khử bớt.
* Giúp ngủ ngon: Dùng nước hãm từ vỏ cam còn tươi với nước nấu sôi trong một giờ, đậy nắp kín, sau đó lược sạch và vắt nước phần vỏ để pha vào bồn tắm. Đồng thời vắt thêm tinh dầu từ vỏ còn tươi trộn chung với muối tán mịn cho vào nước tắm. Trước khi đi ngủ khoảng một giờ, hãy ngâm mình trong hỗn hợp trên 15 phút và thực hiện cách ngày một lần.
* Trị đau đầu: Xông mặt với tinh dầu vỏ cam với nước có tác dụng giảm thiểu những cơn đau đầu khó chịu. Ngoài ra, những món ăn có chế biến thêm vỏ cam để đề phòng bệnh viên gan, do thành phần tinh dầu có trong vỏ cam oại trừ hàm lượng: cholesterol LDL gây hại cho cơ thể.
* Khử mùi: Do tinh dầu trong các loại vỏ cam có công dụng kháng khuẩn nên bạn có thể cắt nhỏ và phơi sấy khô để tẩy trùng phòng ốc trong nhà và xua muỗi. Vỏ quýt rửa sạch, để khô giúp khử mùi hôi ở tủ lạnh, nếu bạn cho vào bếp than vài miếng vỏ quýt khô mùi than cũng được khử bớt.
* Tạo cảm giác ngon miệng: Nấu sôi hỗn hợp vỏ quýt khô nhuyễn và nước, đậy kín để hãm trong vài phút, sau đó lược lại cho sạch. Uống mỗi lần 1/3 ly nước hãm ấm từ 2 đến 3 lần/ngày, vào trước bữa ăn khoảng nửa giờ.
* Hạ đường huyết: Khi bị tiểu đường type II, vỏ cam và ruột bưởi giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Có thể ăn nửa trái bưởi/ngày và uống thêm nước hãm từ vỏ bưởi. Nấu sôi hỗn hợp vỏ bưởi tươi cắt nhỏ và nước để hãm trong nửa giờ. Sau đó lược sạch để uống 2 đến 3 lần/ngày khoảng 15 phút trước bữa ăn (khoảng 2 muỗng canh).
* Trị gàu và hói: Khí có tóc gàu, hãy nghiền nát một vỏ cam cho vào dung dịch nước sôi, đậy kín nắp để hãm trong 30 phút. Sau đó lược sạch và vắt lấy bã. Trước lúc gội đầu khoảng nửa giờ, thoa đều nước hãm lên chân tóc. Thực hiện như thế 2 đến 3 lần/tuần mái tóc sẽ trở nên khỏe đẹp. Khi dùng vỏ bưởi để thoa lên da đầu, tinh dầu của vỏ giúp giảm thiểu hiện tượng rụng tóc gây hói đầu.
* Giảm đầy hơi: Hương thơm tinh dầu của vỏ trái cây còn giúp giảm hiện tượng chướng bụng, đầy hơi và khắc phục tình trạng thiếu vi khuẩn. Vỏ cam, vỏ quýt được dùng để chế tạo hương vị món ăn thêm phần hấp dẫn và bổ dưỡng dưới hình thức ăn tươi kèm theo món rau salad, nước sốt hoặc món cá và pha chế trong nước uống, bánh, mứt, kẹo...
* Xua đuổi muỗi: Vỏ cam, quýt khô khi đốt lên còn giúp xua đuổi muỗi.
Sử dụng đơn giản mà lại có hiệu quả cao
Nhỏ vài giọt tinh dầu cam vào bồn tắm, ngâm mình trong làn nước dịu mát, bạn sẽ cảm thấy thật thoải mái, thư thái và dễ chịu.
Ánh sáng làm tăng mùi hương của dầu cam: Trước khi tắm, bạn nên cho vài giọt tinh dầu cam vào bồn rồi bật đèn sáng lên, đóng cửa phòng lại để ánh sáng trải đều trong vài phút . Sau đó bạn bắt đầu thả mình vào làn nước mát lạnh và tràn ngập hương thơm để thư giãn.
Ngoài cách trên, bạn có thể dùng hoa, lá hay vỏ cam tươi, để gần với ánh sáng đèn của phòng tắm, hương thơm ngọt ngào sẽ lan toả vào không khí tạo cho bạn cảm giác lâng lâng dễ chịu vô cùng. Chắc chắn, một phần hương thơm quyến rũ ấy sẽ thoảng ra từ nhà tắm và đến tận phòng khách nhà bạn đó.
Nên sử dụng đều đặn 2 lần/tuần vào buổi sáng, những lo toan, phiền muốn sẽ bỏ lại phía sau, tâm trí bạn thư thái, sẵn sàng một ngày đầy hứng
13. Chú ý (cẩn trọng)
- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, Tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao.
- Đựng trong (chai, bình, can, lọ, phuy…) và màu tối sẩm, màu hỗ phách và đậy kín nắp.
- Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da.
- Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
- Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm (trừ một số loại tinh dầu và dầu nền có chứng chỉ dùng được cho thức phẩm)
- Không bôi tinh dầu vào vết thương hở
- Hầu hết tinh dầu không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh kinh niên, nếu dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Để xa tầm tay trẻ em
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét