TINH DẦU TỎI - GARLIC ESSENTIAL OIL
Nội dung bài viết tinh dầu Tỏi: Tên gọi và thông tin thực vật Tỏi? Thành Phần Hóa Học của tinh dầu Tỏi? Chức năng và công dụng của tinh dầu Tỏi? Tinh dầu Tỏi bán ở đâu? Giá bán tinh dầu Tỏi? Nguồn gốc, xuất xứ của tinh dầu Tỏi? Nhà sản xuất tinh dầu thiên nhiên tại TP.HCM, Hà Nội?
1. Tên Tiếng Việt: Tinh Dầu Tỏi
Tên Tiếng Anh: Garlic Essential Oil
Tên Khoa Học: Allium sativum
Allium sativum L., thuộc họ Hành - Alliaceae.
2. Bộ Phận Chiết Xuất: Củ Tỏi
3. Phương Pháp Chiết xuất: Hơi Nước/Ép Lạnh
4. Xuất Xứ: Việt Nam
5. Quy Cách Đóng Gói
Bán lẻ: Chai thủy tinh: 100ml, 500ml, 1000ml.
Bán sỉ: Bình nhôm hoặc can nhựa chuyên dụng: 5 lít, 10lít, 25lít, phuy 180kg, phuy 200kg
6. Hạn Dùng: 03 Năm tính từ ngày sản xuất
7. Chỉ Tiêu Chất Lượng:
Allicin, Citral, geraniol, linaloolphelandrene, 5-methyl-1-cysteine, sulfoxide.
Thành phần hoá học: Các chất chính trong củ Tỏi là tinh dầu, với các sulfur và polysulfur de vinyle; các vitamin A, B1, B2 và C, các chất kháng khuẩn, trong đó có allycin, allycetoin I và II, men allynin và acid nicotinic.
8. Khả năng cung ứng: Khoảng 500 lít/tháng
9. Thông Tin Chung
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm. Thân thực hình trụ, phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Lá cứng, hình dải, thẳng dài 15-50cm, rộng 1-2,5cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp. Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép Tỏi; các tép này nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ Tỏi tức là thân hành (giò) của Tỏi. Hoa xếp thành tán ở ngọn thân trên một cán hoa dài 55cm hay hơn. Bao hoa màu trắng hay hồng bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài.
Hoa tháng 5-7, quả tháng 9-10
Tỏi là cây thân thảo sống nhiều năm. Thân thực hình trụ, phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép Tỏi. Các tép này nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ tỏi. Tỏi mọc khắp nơi trên thế giới, tỏi được sử dụng như thảo dược từ rất lâu trong lịch sử. Nhà y học Hy lạp Galen (130-200 trước công nguyên) xem tỏi như một loại thảo dược chữa bách bệnh. Ở Việt Nam, Tỏi được trồng phổ biến là cây gia vị, nhiều địa phương đã trồng Tỏi với quy mô lớn để phục vụ sản xuất và xuất khẩu như Đảo Lý Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình..
Bộ phận dùng: Thân hành (giò) - Bulbus Allii, thường có tên là Ðại toán
Nơi sống và thu hái: Cây của miền Trung châu Á, được gây trồng ở nhiều nước ôn đới. Ở nước ta, cũng trồng nhiều, có những vùng trồng Tỏi có tiếng ở Quảng Ngãi, Hà Bắc, Hải Hưng... Tỏi là gia vị rất quen thuộc trong đời sống của nhân dân ta. Thường ta thu hoạch vào cuối đông, đầu xuân; có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
10. Tính Năng (Công Dụng)
Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính ấm; có tác dụng hành khí tiêu tích, sát trùng giải độc. Alliicin là hoạt chất có tác dụng nhiều nhất của Tỏi, có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn, các nấm gây bệnh. Nó lại có tính lợi tiểu là do các fructosan và tinh dầu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng trị: 1. Cảm mạo; 2. Lỵ amíp, lỵ trực khuẩn; 3. Viêm ruột ăn uống không tiêu; 4. Mụn nhọt đơn sưng.
Người ta đã tổng hợp được nhiều công đoạn của Tỏi. Tỏi là chất kháng khuẩn và sát khuẩn. Tỏi điều hoà hệ sinh vật của ruột. Tỏi là thuốc trị giun đặc biệt là giun kim. Tỏi là chất kích thích cơ thể và điều hoà các chức năng chủ yếu như các rối loạn gan và các tuyến nội tiết... Tỏi là thuốc chữa bênh đái đường, phòng ngừa trạng thái ung thư, giúp chống những bệnh như đau màng óc, bệnh xơ cứng động mạch, huyết áp cao...
Ở Ai Cập từ nhiều thế kỷ, nhân dân ta dùng một lọ rượu ngâm Tỏi để uống. Ngày này người ta đã biết rượu Tỏi có tác dụng đối với thấp khớp (sưng khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương cốt), tim mạch (huyết áp thấp, huyết áp cao, hở van tim, ngoại tâm thu), phế quản (viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản), tiêu hoá (ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét dạ dày), trĩ nội và trị ngoại, đái tháo đường. Dùng rượu Tỏi không gây phản ứng phụ và lại có hiệu quả chữa bệnh cao.
Tỏi là một gia vị đã được sử dụng từ xa xưa. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng “Các dân tộc vùng Tây Á, Trung Đông thường rất ít khi bị dịch cúm, tỷ lệ ung thư thấp là do có thói quen dùng rượu tỏi. Theo những nghiên cứu mới nhất, tỏi có những tác dụng như sau:
- Tỏi bảo vệ hô hấp: theo các nhà khoa học ở Birmingham, chỉ cần một liều nhỏ Alicin trong dầu tỏi có thể cải thiện tình trạng máu lưu thông trong tổ chức phổi, giúp cho hoạt động hô hấp trở nên dễ dàng hơn. Tỏi không mang độc tính và rất tốt cho những người mắc bệnh về phổi và hô hấp. Các nhà khoa học của Nga đã chứng minh rằng:dùng tỏi với kháng sinh sẽ giúp bênh nhân bị viêm hô hấp cấp nhanh khỏi hơn và giảm tỷ lệ tử vong rõ rệt. Tỏi giúp ngăn ngừa hiệu quả và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm hô hấp do vi khuẩn hoặc virus như ho gà, rubella, cúm…
- Tỏi chống ung thư dạ dày và ung thư da: Các nhà nghiên cứu thuộc viện ung thư Mỹ hiện đang sản xuất loại thuốc được chiết xuất từ tỏi, có khả năng chống ung thư tốt, mặc dù đã thành khối u nhưng vẫn có hiệu lực. Ở trường đại học bang Texas và Los Angeles (Mỹ) đã phát hiện tỏi chiết có tác dụng ức chế một số bệnh ung thư ác tính và đề phòng ung thư da.
- Tỏi làm giảm viêm đau khớp: qua theo dõi những bệnh nhân viêm khớp được điều trị bằng viên nang điều chế từ dầu tỏi đều cho kết quả tốt, nhờ hoạt tính ở tỏi làm hạn chế việc sinh ra các phần tử tự do gây tổn thương đến tổ chức khớp.
- Tỏi có tác dụng làm chậm sự lão hóa: các nghiên cứu của bác sỹ: Robertllin đã thừa nhận rằng tỏi có tác dụng dưỡng nhân ích thọ, làm chậm sự lão hóa, giúp cơ thể trẻ lâu và kéo dài tuổi thọ.
- Tác dụng chống đầy hơi: dầu tỏi có tác dụng chống đầy hơi và giúp tống hơi ra khỏi ruột làm giảm chướng bụng, có chức năng làm giảm sinh hơi trong ruột do đó có tác dụng điều chỉnh rối loạn tiêu hóa mà nguyên nhân là do dư thừa hơi trong bụng. Tinh dầu tỏi có tác dụng ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn không có lợi trong ruột, làm giảm nguy cơ đại tràng và bệnh viêm đại tràng mãn.
Thành phần có tác dụng chính trong tỏi là Alicin, chất này bị phá hủy rất nhanh bởi nhiệt độ và sự oxi hóa, vì vậy nên dùng tỏi dưới dạng ngâm rượu uống, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất là có mùi khó chịu và không tiện dụng. Dầu tỏi là thành phần chứa nhiều Alicin nhất trong tỏi. Viên nang dầu tỏi Garlic oil là sản phẩm được các nhà khoa học Việt Nam chiết xuất từ giống tỏi tía (tỏi ta, tỏi nếp) có hàm lượng alicin cô đặc, được điều chế dưới dạng viêm nang mềm, khắc phục được mùi vị khó chịu của tỏi tươi và thuận tiện khi sử dụng
11. Công Thức Pha Chế (Gợi ý)
Sử dụng tinh dầu Trầm hương có thể dùng đèn đốt hay sử dụng một vài cách xông hương nhanh như: cho nước đun sôi vào một cái âu nhỏ bắt đầu nhỏ một vài giọt tinh dầu dí sát mặt vào các bạn sẽ thấy thoải mái và dễ chịu bởi tinh dầu thẩm thấu vào bên trong, giúp se lỗ chân lông cho da bạn đẹp mặn mà và quyến rũ.
12. Tính Năng Khác
+ Mùi thơm của Tinh dầu Hương Trầm giúp ta thở sâu và tĩnh tại giúp giảm bớt lo âu, phiền muộn.
+ Khi xông hơi giúp trị cảm lạnh, ho gió. Giúp làm se lỗ chân lông, trị nám và làm trắng da, làm tái sinh tế bào bị lão hóa, nuôi dưỡng da, phòng tránh rạn da cho những phụ nữ sau sinh.
+ Tinh dầu Hương Trầm rất tốt cho da nhờn.
+ Dùng trong sản xuất nước hoa. Gợi ý một vài cách dùng:
+ Pha chế với tinh dầu Oải Hương, Hoa Hồng để dưỡng da, giảm lão hóa da, giảm sẹo.
+ Côn trùng cắn: Xoa một giọt Tinh dầu Hương Trầm lên vết côn trùng cắn để giúp giảm sưng và mau lành.
+ Tăng cường thị lực: Nhiều người đã bỏ được việc cần thiết phải đeo kính để đọc sách bằng cách sử dụng Tinh dầu Hương Trầm xung quanh vùng mắt - trên xương má và xương trán. Trong khoảng thời gian vài tháng, thị lực được cải thiện
13. Chú ý (cẩn trọng)
- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, Tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao.
- Đựng trong (chai, bình, can, lọ, phuy…) và màu tối sẩm, màu hỗ phách và đậy kín nắp.
- Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da.
- Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
- Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm (trừ một số loại tinh dầu và dầu nền có chứng chỉ dùng được cho thức phẩm)
- Không bôi tinh dầu vào vết thương hở
- Hầu hết tinh dầu không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh kinh niên, nếu dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Để xa tầm tay trẻ em
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét