Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

TINH DẦU BẠC HÀ 10ml, 20ml, 50ml, 100ml, 500ml, 1000ml, 25kg, 50kg, 180kg

TINH DẦU BẠC HÀ

Nội dung bài viết tinh dầu Bạc Hà: Tên gọi và thông tin thực vật Bạc Hà? Thành Phần Hóa Học của tinh dầu Bạc Hà? Chức năng và công dụng của tinh dầu Bạc Hà? Tinh dầu Bạc Hà bán ở đâu? Giá bán tinh dầu Bạc HàNguồn gốc, xuất xứ của tinh dầu Bạc Hà? Nhà sản xuất tinh dầu thiên nhiên tại TP.HCM, Hà Nội?

 1. Tên Tiếng Việt: Tinh Dầu Bạc Hà

Tên Tiếng Anh: Peppermint Essential Oil
Tên Khoa Học: Mentha Arvensis
Bạc hà hay Bạc hà nam - Mentha arvensis L., thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

2. Bộ Phận Chiết Xuất   Lá và Thân cây Bạc Hà

3. Phương Pháp Chiết xuất     Hơi nước

4. Xuất Xứ  Ấn Độ/Việt Nam/Singapore

5. Quy Cách Đóng Gói

 - Bán lẻ: Chai thủy tinh:  100ml, 500ml, 1000ml.
- Bán sỉ: Bình nhôm hoặc can nhựa chuyên dụng: 5 lít, 10lít, 25lít, phuy 180kg, phuy 200kg

6. Hạn Dùng: 03 Năm tính từ ngày sản xuất

7. Chỉ Tiêu Chất Lượng

Thành phần hoá học: Cây có chứa tinh dầu 0,5-1,5%, trong đó có L-menthol 65-85%, menthyl acetat, L-menthon, L-pinen, L-limonen và flavonoid.
Màu sắc: Tinh dầu có màu vàng nhạt
Hương thơm: Mùi hương the mát đặc trưng
Tỷ trọng ở 20ºC: 0,880 – 0,910
Chỉ số khúc xạ ở  20ºC: 1,458 – 1,470
Năng suất quay cực ở  20ºC: - 15º đến - 42º
Thành phần chính: Menthol 55 to 80%

8. Khả năng cung ứng: Khoảng 2000lít/tháng

9. Thông Tin Chung     

Bạc hà được xem là thảo dược xưa nhất thế giới, với những bằng chứng khảo cổ cho thấy nó đã được sử dụng làm thuốc khoảng 10.000 năm về trước. Cho đến nay, bạc hà vẫn rất được ưu chuộng với những tác dụng tuyệt vời của nó.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì các bạn cũng thấy bạc hà được đưa vào rất nhiều loại dược phẩm, mỹ phẩm khác nhau. Vì trong lá bạc hà có rất nhiều chất tự nhiên như canxi, magiê, sắt, đồng… và đặc biệt là menthol. Mô tả: Cây thường tạo thành đám gồm nhiều chồi ngắn hoặc dài mọc ngầm và khí sinh cùng với những thân vuông cao 0,30-0,70m, thường phân nhánh. Lá thuôn hoặc hình ngọn giáo, dài 4-6cm, rộng 1,5-2,5cm, màu lục tới lục hồng, mép có răng. Hoa nhỏ, màu trắng, hồng hoặc tím hồng, tập hợp thành một loại bông dày đặc thường bị gián đoạn. Toàn thân có lông và có mùi thơm.
Mùa hoa tháng 6-9.
Bộ phận dùng: Lá - Folium Menthae, và phần cây trên mặt đất - Herba Menthae Arvensis, thường gọi là Bạc hà.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Âu, á ôn đới. Ở nước ta có những cây mọc hoang ở vùng núi cao và những chủng nhập trồng ở nhiều nơi. Trồng bằng thânngầm hoặc bằng thân cây trên mặt đất cắt đoạn dài 15-30cm. Cây ưa đất xốp, giàu mùn, ẩm ướt, thoát nước nhưng đủ độ ẩm. Có thể trồng quanh năm. Thu hái khi cây bắt đầu phân nhánh hoặc ra hoa, đem sấy khô ở nhiệt độ 30-400C cho đến khô, hoặc phơi trong râm. Khi đã cắt cây sát gốc, thì bón phân để cây phát triển lại và sống lâu.

10. Tính Năng (Công Dụng)

 Tính vị, tác dụng: Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa. Tinh dầu có tác dụng sát trùng, gây tê tại chỗ, có thể gây ức chế làm ngừng thở và tim ngừng đập hoàn toàn. Nú kớch thích sự tiết dịch tiêu hoá, đặc biệt là mật, chống sự co thắt của các cơ quan tiêu hoá và ngực. Còn có tác dụng tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị: 1. Cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, sốt, đau họng, viêm hầu, ho; 2. Giai đoạn đầu của bệnh sởi; 3. Chứng khó tiêu, đầy bụng, đau bụng; 4. Ngứa da. Mỗi lần dùng 2-6g phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống.
Cũng thường dùng thuốc hãm để kích thích tiêu hoá, chữa trướng bụng, đau bụng. Nước xông Bạc hà (có thể phối hợp với các cây có tinh dầu khác) rất hiệu quả đối với cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng. Cũng dùng làm thuốc sát trùng và xoa bóp nơi sưng đau. Nước cất Bạc hà (sau khi gạn tinh dầu) đã bão hoà tinh dầu nên rất thơm (hoặc 1-2ml tinh dầu trong 1 lít nước đã đun sôi để nguội) dùng để pha thuốc súc miệng, làm thuốc đánh răng cho thơm và sát trùng răng miệng, họng. Có thể uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê để giúp tiêu hoá. Ðau bụng, ỉa chảy, uống mỗi lần 4-6 thìa cà phê vào lúc đau. Còn dùng dưới dạng cồn Bạc hà (lá Bạc hà 50g, tinh dầu Bạc hà 50g, rượu vừa đủ 1 lít) ngày dùng nhiều lần, mỗi lần 5-10 giọt cho vào nước chín mà uống.
Tác dụng:
Giảm đau, chống viêm, giảm co thắt cơn ho và bệnh ruột rút.
Giúp làm se da, giúp giảm sẹo và các vết thâm mụn.
Giúp dễ tiêu, chữa cảm lạnh, giúp hạ sốt.
Giúp làm long đờm, giúp miễn dịch.
Làm tinh thần thông thoáng và sảng khoái, giúp bạn lấy lại năng lượng cho bộ não.
Công dụng:
Giảm sốt, giảm nôn và giúp cơ thể phấn chân, sảng khoái hơn.
Chữa các bệnh về tinh thần như: mệt mỏi, ủ rũ, chán nản.. và các bệnh về cơ thể như: sốt, bệnh cúm, giảm đau, nhức đầu.
Kích thích tiết mật, tốt cho tiêu hóa, trị các chứng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, buồn nôn, ăn uống ko tiêu
Kích thích lưu thông máu, trị tả.
Trị ngạt mũi hiệu quả
Giảm ho, trị viêm phế quản, hen suyễn, lao.
Giảm đau: đau cơ, đau chân, đau đầu, đau răng,

Trị mụn ghẻ ngứa.

11. Công Thức Pha Chế Gợi ý

Nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà vào một bát nước nóng lớn khoảng 1lit sau đó chùm kín khăn và và xông, giúp thư giãn, giải tỏa sự tắc nghẽn tinh thần, giúp sảng khoái hơn.
- Khi bị say tàu xe, hãy nhỏ 1 hoặc 2 giọt lên khăn tay và hít thật sâu.
- Vài giọt tinh dầu trên chiếc khăn và sử dụng như một miếng gạc: đặt lên trán hoặc để vào cổ, giúp chống lại cơn đau đầu.
- Pha loãng tinh dầu bạc hà với các loại dầu nền hoặc dầu dưỡng không mùi, sau đó xoa lên bụng sau bữa ăn hoặc xoa lên lòng bàn chân để chữa các bệnh tiêu hóa
- Nhỏ một vài tinh dầu bạc hà vào bồn tắm, giúp giảm stress, mệt mỏi, bệnh dạ dày, nghạt mũi, nhức đầu, lo âu.
- Chữa đau chân: 1 giọt dầu bạc hà với 1 thìa dầu jojoba đổ vào bồn nước lạnh và ngâm chân từ 10-15phút
- Để chống chuột, bọ hãy nhỏ 1 vài giọt tinh dầu Bạc hà vào 1 miếng bông và đặt vào chỗ chuột hay đến.
- Để giảm sốt hãy tắm nước lạnh có nhỏ 1 giọt Khuynh diệp + 1 giọt Bạc hà + 1 giọt Oải hương.
- Dầu nền+hương thảo+bạc hà: massage giải độc cơ thể, thư giãn sâu
- Dầu nền+bạc hà+oải hương: massage giảm đau nhức, giảm mồ hôi cơ thể, khử mùi hôi
- Dầu hạnh nhân hoặc hạt nho càng tốt+dầu Joioba+ oải hương+hương thảo+ bạc hà cay: massage phục hồi sức khỏe, kích thích tình dục
- 5 giọt hương thảo + 1 giọt bạc hà + 3 giọt oải hương + 1 giọt cúc la mã Roman : xông phòng rất tuyệt
Ðơn thuốc:
1. Cảm cúm, đau đầu, sổ mũi, dùng Bạc hà 5g, hạt Quan âm, Cúc hoa vàng mỗi vị đều 10g. Kinh giới 7g, Kim ngân hoa 15g, sắc uống.
2. Ðau họng: Dùng Bạc hà 5g, Ngưu bàng, Huyền sâm, Cát cánh, Cam thảo mỗi vị 10g sắc uống.
Ghi chú: Phụ nữ cho con bú không nên dùng nhiều, vì nó giảm sự tiết sữa. Húng cây - Mentha arvensis L.var, javanica (Blume) Hook, là một thứ của Bạc hà thường trồng vì lá thơm, cũng dùng làm thuốc. Nó có vị cay tính ấm, có tác dụng thông phế khí, giải ban, tán hàn, giải biểu, thông thần kinh.

 12.  Tính Năng Khác   

Tinh dầu Bạc hà được xem là thảo dược xưa nhất thế giới, với những bằng chứng khảo cổ cho thấy nó đã được sử dụng làm thuốc khoảng 10.000 năm về trước. Cho đến nay, bạc hà vẫn rất được ưu chuộng với những tác dụng tuyệt vời của nó.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì các bạn cũng thấy bạc hà được đưa vào rất nhiều loại dược phẩm, mỹ phẩm khác nhau. Vì trong lá bạc hà có rất nhiều chất tự nhiên như canxi, magiê, sắt, đồng… và đặc biệt là menthol.
Nói về tác dụng của bạc hà thì nhiều lắm: tốt cho hệ tiêu hóa và chữa trị các bệnh đường ruột, chữa các bệnh cảm sốt, giúp long đờm, thông mũi, mát họng, giảm căng thẳng và mất ngủ, tốt cho răng và giúp lưu thông máu làm tinh thần thông thoáng và sảng khoái, tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau, làm đẹp da, se da , giảm các vết thẹo và các vết thâm mụn, rồi cả tác dụng trị gàu nữa (hóa ra không phải ngẫu nhiên mà Clear và Head&Shoulder đều có loại dầu gội có bạc hà). Không những thế còn xua đuổi muỗi và các côn trùng…v…v…
Có một lưu ý cho các bạn khi tìm mua tinh dầu bạc hà là các bạn nhớ hỏi kỹ người bán hàng xem có thể sử dụng cho làm đẹp được không nhé. Vì tinh dầu có thể xuất hiện dưới hai dạng:
- Tinh dầu tự nhiên và nguyên chất (essential oils) có thể sử dụng cho y học và làm đẹp, dùng trực tiếp được lên cơ thể. Gọi là dùng trực tiếp nhưng vẫn phải pha với dầu nền (để massage), pha với nước (để tắm hoặc xông hơi)... tùy công thức làm đẹp, chứ đừng bạn nào dại dột bôi trực tiếp lên người nhé.
- Tinh dầu đã pha chế (fragrance oils), thường để đốt hoặc làm thơm không gian, tạo hương thơm cho mỹ phẩm, loại này cũng có thể là tinh dầu tự nhiên hoặc tinh dầu nhân tạo, nhưng đã được pha chế thêm để phù hợp với mục đích sử dụng, dược tính của nó không còn được như tinh dầu nguyên chất.
Lưu ý:
-Ngoài ra, với bất kỳ cách sử dụng nào để làm đẹp, bạn cũng nên thử phản ứng với da trước khi dùng nhé, vì làn da mỏng manh của mỗi người có thể lại có cấu trúc đặc biệt riêng, nên không thể có tác dụng tốt tuyệt đối cho tất cả mọi người.
-Không được dùng bạc hà vào những nơi nhạy cảm trên cơ thể như: mắt và vùng nhạy cảm hoặc những vùng da mỏng và dễ dị ứng.
-Phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi không được sử dụng loại tinh dầu này.
-Đàn ông không nên dùng nhiều bạc hà vì sẽ ảnh hưởng đến một số hoocmon của nam giới.
-Và đặc biệt không được uống hay ăn tinh dầu bạc hà nguyên chất./ Theo -peroma.vn

13. Chú ý (cẩn trọng)

- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, Tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao.
- Đựng trong (chai, bình, can, lọ, phuy…) và màu tối sẩm, màu hỗ phách và đậy kín nắp.
- Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da.
- Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
- Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm (trừ một số loại tinh dầu và dầu nền có chứng chỉ dùng được cho thức phẩm)
- Không bôi tinh dầu vào vết thương hở
- Hầu hết tinh dầu không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh kinh niên, nếu dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Để xa tầm tay trẻ em
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét