Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

TINH DẦU VỎ BƯỞI: 10ml, 20ml, 50ml, 100ml, 500ml, 1lít, 5 lít, 25kg, 180kg

TINH DẦU VỎ BƯỞI

Nội dung bài viết tinh dầu Vỏ Bưởi: Tên gọi và thông tin thực vật Bưởi? Thành Phần Hóa Học của tinh dầu Vỏ Bưởi? Chức năng và công dụng của tinh dầu Vỏ Bưởi? Tinh dầu Vỏ Bưởi bán ở đâu? Giá bán tinh dầu Vỏ BưởiNguồn gốc, xuất xứ của tinh dầu Vỏ Bưởi? Nhà sản xuất tinh dầu thiên nhiên tại TP.HCM, Hà Nội?

1. Tên Tiếng Việt: Tinh Dầu Vỏ Bưởi

Tên Tiếng Anh:
Grapefruit Essential Oil ( Bưởi lai, Bưởi chùm,  giống bưởi lai tạo được trồng nhiều nơi trên thế giới)
Pomelo Essential Oil (Bưởi có nguồn gốc tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác) phân biệt loại bưởi  xem thêm tại ĐÂY 
Tên Khoa Học: Citrus Paradisi
Bưởi - Citrus grandis (L.) Osbeek (C. maxima (Burm.) Merr., C. decumana Merr.), thuộc họ Cam - Rutaceae.

2. Bộ Phận Chiết Xuất: Vỏ Bưởi

3. Phương Pháp Chiết xuất: Ép lạnh

4. Xuất Xứ: Việt Nam/Ấn Độ

5. Quy Cách Đóng Gói

 Bán lẻ: Chai thủy tinh:  100ml, 500ml, 1000ml.
 Bán sỉ: Bình nhôm hoặc can nhựa chuyên dụng: 5 lít, 10lít, 25lít, phuy 180kg, phuy 200kg

6. Hạn Dùng: 03 Năm tính từ ngày sản xuất

7. Chỉ Tiêu Chất Lượng

Màu sắc: Màu vàng nhạt đến không màu
Hương thơm: Hương bưởi
Tỷ trọng ở 20 độ C: 0.923-0.926
Độ A xít:    ≤ 1.00
Chỉ số Peroxit: ≤ 15
Chỉ số khúc xạ ở 25 độ C: 1.472-1.476
Chỉ số I-ốt: 13 độ -14 độ
Thành phần chính: Tinh dầu vỏ quả có 26% xitrala và este. Trong vỏ quả bưởi ngoài tinh dầu còn chứa pectin, naringin, các men peroxydaza, amylaza, đường ramnoza, vitamin A và C, hesperidin.
Trong dịch ép múi bưởi có khoảng 9% acid xitric, 14% đường. Ngoài ra còn có lycopin, các men amylaza, peroxydaza, vitamin C, A và B1.
Thành phần hoá học: Vỏ quả ngoài rất giàu chất narin-gosid, do đó có vị đắng, trong vỏ có tinh dầu, tỷ lệ 0,80-0,84%; quả chứa 0,5% tinh dầu; trong lá cũng có tinh dầu. Tinh dầu vỏ bưởi chứa d-limonen, a- pinen, linalol, geraniol, citral; còn có các alcol, pectin, acid citric. Dịch quả chín có nhiều chất bổ dưỡng: nước 89%, glucid 9%, protid 0,6%, lipid 0,1% và các khoáng Ca 20mg%, P 20mg%, K 190mg%, Mg 12mg%, S 7mg% và Na, Cl, Fe, Cu, Mn... Có các vitamin (tính theo mg%) C 40, B 0,07, B2 0,05 PP 0,3 và tiền sinh tố A 0,1. 100 mg dịch quả cung cấp cho cơ thể 43 calo.

8. Khả năng cung ứng: Khoảng 300kg/tháng

9. Thông Tin Chung     

Mô tả: Cây to cao 5-10m; chồi non có lông mềm; cành có gai nhỏ dài đến 7cm. Lá rộng hình trái xoan, tròn ở gốc, mép nguyên, có khớp trên cuống lá; cuống lá có cánh rộng. Cụm hoa chùm ở nách lá, gồm 7-10 hoa to, màu trắng, rất thơm. Quả to, hình cầu và cầu phẳng, đường kính 15-30cm, màu vàng hay hồng tuỳ thứ.
Cây ra hoa, kết quả hầu như quanh năm, chủ yếu mùa hoa từ tháng 3 đến tháng 5 và mùa quả từ tháng 8 đến tháng 11.
 Quả hình cầu to, vỏ dầy, màu sắc tùy theo giống.
Nơi sống và thu hái: Loài cây của vùng Ấn Độ, Malaixia, được trồng từ lâu đời ở nhiều nước châu Á. Ở nước ta, Bưởi cũng được trồng nhiều khắp nơi. Có nhiều giống trồng có quả chua, ngọt khác nhau. Thường nói đến nhiều là Bưởi Đoan Hùng (Vĩnh Phú) quả tròn, ngọt, nhiều nước; Bưởi Vinh, quả to có núm, ngọt, ít nước, trồng nhiều ở Hương Sơn (Hà Tĩnh); Bưởi Phúc Trạch quả to, ngọt, nhiều nước, trồng nhiều ở Hương Khê (Hà Tĩnh); Bưởi Thanh Trà (Huế) quả nhỏ nhiều nước, ngọt và thơm; loại Thanh Trà hồng ngon nhất; Bưởi Biên Hoà (Đồng Nai) quả to, ngọt; nhiều nước, trồng ven sông Đồng Nai; Bưởi đào, ruột và múi màu đỏ nhạt, thường rất chua; Bưởi gấc, quả đỏ, chua, trồng ở ngoại thành Nam Định (Nam Hà) dùng để bày mâm ngũ quả ngày Tết. Bưởi được trồng bằng hạt; nhưng thường người ta gieo hạt để làm gốc ghép. Các giống quý trồng bằng cành chiết hay cây ghép. Người ta thu hái những quả chín vào mùa thu-đông, đem phơi trong râm rồi gác bếp; khi dùng rửa qua cho sạch, gọt lấy lớp vỏ the ở ngoài. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi trong râm. Dịch quả được ép từ ruột quả chín.

10. Tính Năng (Công Dụng)

 Tính vị, tác dụng: Trong cuốn Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã viết về Bưởi; Vỏ quả Bưởi gọi là Cam phao, vị đắng cay, tính không độc, thông lợi, trừ đờm táo thấp, hoà huyết, giảm đau; trị tràng phong, tiêu phù thũng. Bỏ cùi trắng, lấy lớp vỏ vàng sau dùng. Ngày nay, ta dùng vỏ quả, xem như có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng trừ phong, hoá đàm, tiêu báng (lách to), tán khí thũng (phù thũng thuộc khí). Ở Trung Quốc, người ta cho là nó làm để tiêu, giúp sự tiêu hoá, làm long đờm, chống ho. Lá có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng, tiêu viêm. Cụ Tuệ Tĩnh đã cho biết quả bưởi vị chua, tính lạnh, hay làm cho thư thái, trị được chứng có thai nôn nghén, nhác ăn, đau bụng, hay người bị tích trệ ăn không tiêu. Nay ta dùng dịch quả có tính chất khai vị và bổ, lợi tiêu hoá, khử lọc, dẫn lưu mật và thận, chống xuất huyết, làm mát.
 Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ quả dùng trị đờm kết đọng ở cổ họng và cuống phổi, đau bụng do lách to; còn dùng trị đau dạ dày, đầy bụng, ăn uống không tiêu, ho nhiều, hen, đau thoát vị. Lá dùng chữa sốt, ho, nhức đầu, hắt hơi, kém ăn; còn dùng chữa viêm vú, viêm amygdal. Ở Ấn Độ, người ta dùng chữa bệnh động kinh, múa giật và ho có co giật. Dịch quả dùng trong trường hợp chán ăn, mệt mỏi khó tiêu, ngộ độc, da huyết, tạng khớp, ít nước tiểu, suy mật, giòn mao mạch, chứng sốt và bệnh phổi. Vỏ hạt có pectin dùng làm thuốc cầm máu. Hoa bưởi được dùng để cất tinh dầu thơm, dùng trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo.
1. Công dụng giảm mỡ: Vỏ ngoài của bưởi chứa nhiều tinh dầu. Các hoạt chất (tinh dầu) trong vỏ bưởi có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, làm giảm gan nhiễm mỡ. 
2. Làm đẹp tóc :Tinh dầu còn có tác dụng trong việc làm đẹp tóc. Bạn có thể dùng tinh dầu bưởi pha nước ấm để gội đầu hoặc sau khi gội sẽ giúp cho tóc bạn trở nên bóng, chắc, mượt. Cách làm này đặc biệt có hiệu quả đối với các bà mẹ sau khi sinh. 
3. Chống lão hóa : Tinh dầu vỏ bưởi có thể nuôi dưỡng làn da và kích thích hình thành collagen, giúp thay thế mô da đã lão hoá bằng mô mới khoẻ mạnh hơn, giúp da có bề mặt săn chắc hơn nếu sử dụng lâu dài.
4. Trị hói đầu: Nếu bạn còn trẻ mà đã có dấu hiệu bị hói thì hãy dùng Tinh dầu vỏ bưởi xịt lên tóc, tinh dầu trong vỏ bưởi có tác dụng kích thích tóc mọc ra. Nếu thể trạng bạn phù hợp thì sẽ có cảm giác tóc dày lên rõ sau một thời gian. Công dụng này có thể giúp trị rụng tóc và thưa tóc, tránh bị hói.
5. Chống nắng : Vỏ bưởi sẽ giảm tỷ lệ xuất hiện nếp nhăn, tàn nhang do chứng tăng sắc tố, cũng như mụn đầu đen và trắng, da khô, ngứa ngáy cùng nhiều vấn đề khác nhau do tiếp xúc liên tục với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt, vì có chứa lycopene nên vỏ quả bưởi thậm chí còn ngăn ngừa ung thư da do tia cực tím gây ra.
6. Trị viêm da: Đặc tính làm se của vỏ bưởi rất có ích trong việc chống cũng như ngăn ngừa tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy, một số hiện tượng viêm tấy da nhất định.
7. Chống mụn :Tinh dầu chiết xuất từ vỏ bưởi sẽ loại bỏ cảm giác bóng nhờn trên da mặt và chống mụn vì cơ chế tăng độ pH của làn da. Hỗn hợp của tinh dầu vỏ bưởi, chanh, hương nhu, khuynh diệp, sả dùng để tắm hoặc xông có tác dụng giải cảm rất tốt.

11. Cách dùng

- Xông hương: Nhỏ từ 1 đến 3 giọt tinh dầu vào đĩa chứa nước ấm hoặc nóng của đèn đốt tinh dầu, hoặc khoang chứa nước của máy khuếch tán, máy khử mùi ô tô sau đó bật đèn lên
- Xông: Nhỏ từ 3-5 giọt tinh dầu vào nồi nước nóng hoặc máy xông mặt, dùng để xông mặt từ 5-10 phút, nhớ hít sâu, làm như vậy liên tục khoảng 10 phút.
- Dưỡng tóc: Bạn có thể sử dụng như dầu gội thường xuyên: cho tinh dầu bưởi vào dầu gội đầu thường ngày của bạn với tỷ lệ tinh dầu bưởi chiếm từ 1 đến 2.5%, việc này giúp dầu gội của bạn bổ xung thêm dưỡng chất tự nhiên từ tinh dầu bưởi nhằm ngăn ngừa hiện tượng gãy rụng, giúp phục hồi hư tổn cho mái tóc của bạn.
+ Pha chế  với dầu Olive hoặc dầu dừa để tạo ra hỗ hợp dầu dưỡng tóc, bằng cách trộn 100ml dầu nền (dầu olive hoặc dầu dừa) với 10-15 giọt tinh dầu bưởi ( tương đương với tỷ lệ tinh dầu bưởi chiếm từ 1-2.5 %), để nơithoáng mát tránh ánh sáng và nhiệt độ cao. Sử dụng như dầu xả, sau khi gội đầu với dầu gội hằng ngày, bạn xả lại tóc với hỗn hợp trên bằng cách massage nhẹ nhàng da dầu khoảng 10 đến 15 phút cho dưỡng chất thấm vào da đầu rồi xả lại bằng nước sạch, bạn có thể dùng dầu xả hằng ngày để xả lại 1 lần nữa nếu muốn.
Thông thường các sản phẩm tinh dầu dưỡng tóc sẽ có hiệu quả sau 28- 37 ngày sử dụng.
- Khử mùi ô tô: Đổ nước lọc bình thường vào máy khuếch tán theo mức min hoặc max, cho từ 1-3 giọt tinh dầu vào, sau đó bật máy khuếch tán lên.
- Cách dùng khác: cho 5-10 giọt vào bồn sục, bồn tắm hoặc phòng xông hơi, ngâm mình 15-30 phút. Giúp thư giãn giải tỏa căng thẳng mệt mỏi. Có thể hòa từ 1-3 giọt vào 2 lít nước ấm để ngâm chân trước khi đi ngủ giúp giảm đau nhức gan bàn chân, tăng tuần hoàn máu. 
Dạng: Mỗi lọ chứa 10ml dung dịch tinh dầu vỏ bưởi đựng trong lọ thủy tinh kín.
Thận trọng:
Không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai cần có chỉ định và hướng dẫn của Thầy thuốc.
Không bôi lên mắt, vết thương hở, vùng da nhạy cảm và không dùng dưới ánh nắng mặt trời.
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn, nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu dẫn trước khi dùng.
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết.

12. Tính Năng Khác     

Giúp làm ẩm da:
- 3 giọt tinh dầu hoa hồng
- 1 giọt tinh dầu chanh
- 1 giọt tinh dầu quả cam
- Thêm dầu dưỡng và pha chế vào 60g nước xông, thêm 1 vỉ nhộng vitamin E , khuấy đều và xông mặt, nhắm mặt.

13. Chú ý (cẩn trọng)

- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, Tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao.
- Đựng trong (chai, bình, can, lọ, phuy…) và màu tối sẩm, màu hỗ phách và đậy kín nắp.
- Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da.
- Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
- Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm (trừ một số loại tinh dầu và dầu nền có chứng chỉ dùng được cho thức phẩm)
- Không bôi tinh dầu vào vết thương hở
- Hầu hết tinh dầu không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh kinh niên, nếu dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Để xa tầm tay trẻ em
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét