TINH DẦU HÚNG CHANH (TẦN LÁ DÀY) - COLEUS LEAF ESSENTIAL OIL
Nội dung bài viết tinh dầu Húng Chanh: Tên gọi và thông tin thực vật Húng Chanh? Thành Phần Hóa Học của tinh dầu Húng Chanh? Chức năng và công dụng của tinh dầu Húng Chanh? Tinh dầu Húng Chanh bán ở đâu? Giá bán tinh dầu Húng Chanh? Nguồn gốc, xuất xứ của tinh dầu Húng Chanh? Nhà sản xuất tinh dầu thiên nhiên tại TP.HCM, Hà Nội?
1. Tên Tiếng Việt: Tinh Dầu Húng Chanh (Tần)
Tên Tiếng Anh: Coleus Leaf Essential oil
Tên Khoa Học: Plectranthus amboinicus
Tên Khác: Country borage, Indian borage (Anh); Coliole aromatique (Pháp)
2. Bộ Phận Chiết Xuất: Lá
3. Phương Pháp Chiết xuất: Hơi nước
4. Xuất Xứ: Việt Nam/Ấn Độ
5. Quy Cách Đóng Gói
Bán lẻ: Chai thủy tinh: 100ml, 500ml, 1000ml.
Bán sỉ: Bình nhôm hoặc can nhựa chuyên dụng: 5 lít, 10lít, 25lít, phuy 180kg, phuy 200kg
6. Hạn Dùng: 03 Năm tính từ ngày sản xuất
7. Chỉ Tiêu Chất Lượng
Trạng thái: Chất lỏng
Màu sắc: Màu vàng nhạt
Hương thơm: Vị cay nóng, mùi thơm the mát như chanh
Tỷ trọng ở 20ºC: 0.930 - 0.960
Chỉ số khúc xạ ở 20ºC: 1.501 - 1.540
Năng suất quay cực ở 20ºC: -4º to +8
Thành phần chính: Carvacrol > 50%
Thành phần hóa học: Lá chứa ít tinh dầu (0,05-0,12%), trong tinh dầu có đến 65,2% các hợp chất phenolic trong đó có salicylat, thymol, carvacrol, eugenol và chavicol; còn có một chất màu đỏ là colein.
8. Khả năng cung ứng: Khoảng 500kg/tháng
9. Thông Tin Chung
Húng chanh, Rau tần dày lá, Rau thơm lông - Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng (Coleus amboinicus Lour.), thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.
Cây thảo có thể sống nhiều năm, cao 20-50cm, phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối dày mọng nước, hình trái xoan rộng, dài 3-6cm, rộng, mọc thành bông ở ngọn thân và đầu cành, gồm những vòng hoa dày đặc, cách quãng nhau. Quả nhỏ, tròn, màu nâu, chứa 1 hạt. Toàn cây có lông rất nhỏ và có mùi thơm như mùi chanh.
Mùa hoa quả tháng 4-5.
Cây Húng Chanh hay còn gọi là Tần Lá Dày, cây Dương tử tô, Rau thơm lông là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao 20–50 cm. Phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối, dày cứng, giòn, mọng nước, mép khía răng tròn. Thân và lá dòn, mập, lá dày có lông mịn, thơm và cay. Hai mặt lá màu xanh lục nhạt. Hoa nhỏ,4 tiểu nhị, màu tím đỏ, mọc thành bông ở đầu cành. Quả nhỏ, tròn, màu nâu. Toàn cây có lông rất nhỏ và thơm như mùi chanh nên được gọi là húng chanh. Cây được trồng làm thuốc và làm rau ăn nhiều nơi ở Việt Nam. Trong lá Húng chanh có tinh dầu, thành phần chủ yếu là cavaron - đây là hợp chất phenolic có khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, điều này giải thích tại sao tinh dầu Húng Chanh có hoạt tính kháng sinh mạnh.
Nơi sống và thu hái: Cây có gốc ở quần đảo Môluýc (miền Mã Lai) được trồng làm gia vị và làm thuốc. Có thể thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi, dùng đến đâu hái đến đó. Lúc trời khô ráo, hái lá bánh tẻ, loại bỏ các lá sâu hay lá già úa vàng, đem phơi nắng nhẹ hay sấy ở 40-45oC đến khô.
10. Tính Năng (Công Dụng)
Tinh dầu này có mùi thơm như chanh rất dễ chịu và có nhiều công dụng. Tinh dầu Húng Chanh có tác dụng chữa cảm, cúm, sốt cao, sốt không ra mồ hôi được, viêm phế quản, ho, hen, ho ra máu, viêm họng, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam.
Theo những nghiên cứu gần đây, tinh dầu Húng Chanh còn có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như Staphylococcus, Shigella flexneri, sonnei, Shiga, B. subtilis, Es. coli, Streptococcus, D. pneumoniae,… Kết quả nghiên cứu trên đã xác nhận tinh dầu Húng chanh có tính chất kháng sinh mạnh, chữa được nhiều bệnh, phù hợp với kinh nghiệm chữa bệnh cổ truyền của dân tộc ta.
11. Cách dùng
Công dụng dân gian:
- Ho, viêm họng, khản tiếng: Húng chanh, kinh giới, tía tô, hẹ, gừng tươi mỗi thứ 8 g sắc với 500 ml nước, chia uống ngày 3 lần. Hoặc lá húng chanh rửa sạch, thêm chút muối, ngậm nuốt nước dần. Hoặc húng chanh 10 g giã ép nước cốt uống ngày 2 lần. Với trẻ em cần thêm đường, hấp cách thủy uống.
- Hen suyễn có đờm: Húng chanh 10 g, lá cây bỏng 10 g ép nước uống khi đi ngủ.
- Chữa cảm cúm: Lá tươi nấu nước xông hoặc có kết hợp vài loại lá hương thơm khác.
- Đau bụng: Vài lá húng chanh thêm chút muối, nhai nuốt nước dần.
- Giảm đau nhức do bị kiến độc đốt, rết, bọ cạp đốt: Húng chanh 20 g, muối ăn vài hạt, tất cả đem giã nhỏ hoặc nhai kỹ, nuốt nước, bã đắp vào chỗ đốt.
12. Tính Năng Khác
Tính vị, tác dụng: Húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi, làm thông hơi, giải độc. Colein trong lá có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số vi trùng, nhất là ở vùng họng, mũi, miệng và cả ở đường ruột.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Nhân dân ta thường thái nhỏ lá Húng chanh để ướp thịt, cá, nó là loại gia vị đặc sắc. Lá và ngọn non thường được dùng trị cảm cúm, ho hen, ho ra máu, sốt cao, sốt không ra mồ hôi, nôn ra máu, đổ máu cam, còn dùng chữa viêm họng, khản tiếng. Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc hoặc giã lấy nước uống. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều loại lá khác nấu nước xông.
Ở Malaixia, người ta dùng lá nấu cho phụ nữ sau khi sinh đẻ nóng, lá tươi giã ra lấy nước cốt cho trẻ em bị sổ mũi uống. Dùng ngoài lấy lá giã ra đắp trị nẻ môi, đau bụng, đau đầu và dùng xoa lên người khi bị sốt.
Ở Ấn Độ, lá Húng chanh dùng chữa bệnh về đường tiết niệu và rỉ nước âm đạo. Nước ép lá trộn với đường là một loại thuốc gây trung tiện mạnh, cũng dùng trị ho và chứng khó tiêu.
13. Chú ý (cẩn trọng)
- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, Tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao.
- Đựng trong (chai, bình, can, lọ, phuy…) và màu tối sẩm, màu hỗ phách và đậy kín nắp.
- Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da.
- Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
- Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm (trừ một số loại tinh dầu và dầu nền có chứng chỉ dùng được cho thức phẩm)
- Không bôi tinh dầu vào vết thương hở
- Hầu hết tinh dầu không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh kinh niên, nếu dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Để xa tầm tay trẻ em
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét