TINH DẦU HƯƠNG NHU - OCIMUM GRATISSIMUM ESSENTIAL OIL
Nội dung bài viết tinh dầu Hương Nhu: Tên gọi và thông tin thực vật Hương Nhu? Thành Phần Hóa Học của tinh dầu Hương Nhu? Chức năng và công dụng của tinh dầu Hương Nhu? Tinh dầu Hương Nhu bán ở đâu? Giá bán tinh dầu Hương Nhu? Nguồn gốc, xuất xứ củatinh dầuHương Nhu? Nhà sản xuất tinh dầu thiên nhiên tại TP.HCM, Hà Nội?
Hương Nhu Trắng - Ocimum Gratissimum Essential Oil
Hương Nhu Tía - Ocimum Sanxctum Essential Oil, tên thường gọi tinh dầu é tía
1. Tên Tiếng Việt: Tinh Dầu Hương Nhu
Tên Tiếng Anh: Ocimum Gratissimum Essential Oil
Tên Khoa Học: Ocimum Gratissimum
2. Bộ Phận Chiết Xuất: Lá, Hoa
3. Phương Pháp Chiết xuất: Chưng cất hơi nước
4. Xuất Xứ: Việt Nam/Ấn Độ
5. Quy Cách Đóng Gói
Bán lẻ: Chai thủy tinh: 100ml, 500ml, 1000ml.
Bán sỉ: Bình nhôm hoặc can nhựa chuyên dụng: 5 lít, 10lít, 25lít, phuy 180kg, phuy 200kg
6. Hạn Dùng: 03 Năm tính từ ngày sản xuất
7. Chỉ Tiêu Chất Lượng
Màu sắc: Màu vàng nhạt đến màu nâu
Hương thơm: Mùi hương thơm mát, vị cay nóng, đặc trưng của Hương Nhu
Tỷ trọng: 0.980 - 1.010
Chỉ số khúc xạ: 1.510 - 1.528
Góc quay cực: -15.6 to + 22.2
Thành phần chủ yếu của tinh dầu là: Eugenol > 60%. Ngoài ra còn có cacvacrola, O.xymen, P.xymen, camphen, limonen, alpha và bêta pinea.
8. Khả năng cung ứng: Khoảng 300kg/tháng
9. Thông Tin Chung
Cây Hương Nhu là loại cây thảo cao 1-2m, sống nhiều năm, thân vuông, hóa gỗ ở gốc, có lông, khi cây non 4 cạnh thân có màu nâu tía, còn 4 mặt thân có màu xanh nhạt. Lá mọc đối chéo hình chữ thập, có cuống dài, khía răng cưa, có nhiều lông ở hai mặt, mặt trên xanh thẫm hơn mặt dưới. Cụm hoa hình xim ở nách lá, co lại thành xim đơn. Hoa không đều, có tràng hoa màu trắng. Toàn cây có mùi thơm. Mùa hoa quả vào tháng 5-7. Ở nước ta có Hương nhu tía (Ocimum sanxctum L) và Hương nhu trắng ( Ocimum Gratissimum L ) đều thuộc họ Hoa môi (Labiatae).
10. Tính Năng (Công Dụng)
Theo y học cổ truyền, hương nhu vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm sốt, lợi thấp, hành thủy. Nó thường được dùng chữa cảm mạo, nhức đầu, đau bụng, nôn, tiêu chảy, thủy thũng, chảy máu cam...
Tinh dầu hương nhu có tác dụng sát khuẩn, cầm máu và giảm đau rất tốt, hay được sử dụng trong nha khoa.
Tinh dầu hương nhu kết hợp với tinh dầu vỏ bưởi, sả, bạc hà cho tác dụng dưỡng tóc, kích thích tóc mọc, giảm tóc rụng.
Trị cảm nắng, sốt nóng ớn lạnh, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, tức ngực, nôn mửa, long đờm và ức chế nấm ngoài da.
Tinh dầu Hương nhu kích thích mạch máu của thận, làm cho cầu thận sung huyết nên có tác dụng lợi tiểu.
Trị chứng hôi miệng.
11. Cách dùng
Tinh dầu hương nhu rất tốt để chữa cảm lạnh, chữa vết thương, nó có tác dụng làm ấm, giảm đau và giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn..
Tác dụng: Giúp làm giảm đau: giúp làm tê chỗ đau.
Chống nấm.
Chống lây nhiễm, có tính khử trùng cao.
Giảm và chống bệnh thấp khớp.
Giúp dễ tiêu hóa.
Giúp ổn định tinh thần và làm ấm cơ thể.
Công thức pha chế gợi ý : 5 giọt Hương Nhu+ 5 giọt Bạc Hà + 3 giọt Sả Java + 3 giọt Gừng xông hương giúp trị cảm lạnh.
- Hương Nhu có tác dụng mọc tóc nên thường dùng làm thuốc mọc tóc. Hương nhu giúp tóc thêm dày và mượt. Trong dân gian thường trộn tinh dầu hương nhu với dầu dừa bôi lên da dầu để chữa bệnh rụng tóc. Hỗn hợp có tác dụng kích thích thích sự mọc tóc trở lại đồng thời làm cho tóc thêm dài và mượt.
Pha trộn tinh dầu: có thể pha với: sả citronella, tinh dầu họ cam chanh quýt citrus oils, đinh hương clove, khuynh diệp eucalyptus, phong lữ geranium, oải hương lavender, myrrh, oregano, bạc hà peppermint, hương thảo rosemary, đàn hương sandalwood, spearmint, tràm trà tea tree
12. Tính Năng Khác
13. Chú ý (cẩn trọng)
- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, Tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao.
- Đựng trong (chai, bình, can, lọ, phuy…) và màu tối sẩm, màu hỗ phách và đậy kín nắp.
- Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da.
- Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
- Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm (trừ một số loại tinh dầu và dầu nền có chứng chỉ dùng được cho thức phẩm)
- Không bôi tinh dầu vào vết thương hở
- Hầu hết tinh dầu không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh kinh niên, nếu dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Để xa tầm tay trẻ em
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét