Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

TINH DẦU GỪNG: 10ml, 30ml, 50ml, 50ml, 100ml, 1000ml, 5 kg, 10kg, 180kg

TINH DẦU GỪNG

Nội dung bài viết tinh dầu Gừng: Tên gọi và thông tin thực vật Gừng? Thành Phần Hóa Học của tinh dầu Gừng? Chức năng và công dụng của tinh dầu Gừng? Tinh dầu Gừng bán ở đâu? Giá bán tinh dầu GừngNguồn gốc, xuất xứ của tinh dầu Gừng? Nhà sản xuất tinh dầu thiên nhiên tại TP.HCM, Hà Nội?

1. Tên Tiếng Việt: Tinh Dầu Gừng

Tên Tiếng Anh: Ginger Essential Oil
Tên Khoa Học: Zingiber officinale
Gừng, Khương - Zingiber officinale (Willd.) Roscoe, thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.

2. Bộ Phận Chiết Xuất: Củ Gừng

3. Phương Pháp Chiết xuất     Chưng cất hơi nước

4. Xuất Xứ: Việt Nam/Ấn Độ/Indonesia

5. Quy Cách Đóng Gói

 Bán lẻ: Chai thủy tinh:  100ml, 500ml, 1000ml.
 Bán sỉ: Bình nhôm hoặc can nhựa chuyên dụng: 5 lít, 10lít, 25lít, phuy 180kg, phuy 200kg

6. Hạn Dùng: 03 Năm tính từ ngày sản xuất

7. Chỉ Tiêu Chất Lượng

Màu sắc: Tinh dầu có màu vàng nhạt
Mùi thơm: Mùi Gừng tươi cay
Tỷ trọng ở 25ºC: 0.868 - 0.880
Chỉ số khúc xạ ở 25ºC: 1.4890 - 1.4894
Góc quay cực ở 25ºC: -28º đến - 45º
Thành phần chính Zingiberene > 25%
Thành phần hoá học:
Trong củ Gừng có 1-3% tinh dầu mà thành phần chủ yếu là a- camphen, b-phelandren một carbur là zingiberen một alcol sesquiterpen, các phenol (cineol, citral, borneol, geraniol, linalol, zingiberol. Ngoài ra còn có 3,7% lipid, tinh bột và 5% nhựa dầu trong đó có các chất cay như zingeron, zingerol, và shogaol.

8. Khả năng cung ứng: Khoảng 1000kg/tháng

9. Thông Tin Chung     

Mô tả: Cây thảo cao tới 1m. Thân rễ nạc và phân nhánh xoè ra như hình bàn tay gần như trên cùng một mặt phẳng, màu vàng, có mùi thơm. Lá mọc so le, không cuống hình mác, có gân giữa hơi trắng nhạt khi vò có mùi thơm. Cán hoa dài cỡ 20cm, mang cụm hoa hình bông, gồm nhiều hoa mọc sít nhau. Hoa có tràng hoa màu vàng xanh, có thuỳ gần bằng nhau nhọn. Cánh môi ngắn hơn các thuỳ của tràng, màu tía với những chấm vàng. Nhị hoa màu tím. Quả mọng.
Bộ phận dùng: Thân rễ (thường gọi là củ )- Rhizoma Zingiberis, có tên là Can Khương.
Nơi sống và thu hái: Loài của á châu và Phi châu nhiệt đới, được trồng rộng rãi khắp nơi để lấy củ ăn làm gia vị và làm chất kích thích thơm. Gừng tái sinh dễ dỔng b?ng những đoạn thân rễ có nhú mầm; có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa xuân; vào cuối đông thì cây khô lá. Khi dùng làm thuốc, người ta đào thân rễ về, cắt bỏ thân lá và rễ tơ, rửa sạch đất, phơi hay sấy khô.

10. Tính Năng (Công Dụng)

 Tính vị, tác dụng: Gừng sống có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn giúp tiêu hoá. Gừng nướng có vị cay ấm, chữa đau bụng lạnh dạ đi ngoài. Gừng khô có vị cay nóng, tính hàn. Vỏ gừng tiêu phù thũng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Gừng là vị thuốc quen thuộc trong nhân dân ta để giúp cho sự tiêu hoá, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi ỉa, cảm mạo phong hàn, làm thuốc ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng.
 Làm cơ thể trẻ, khỏe, gừng còn giúp làm nóng cơ thể, Giúp điều tiết mồ hôi
Làm sạch bộ máy tiêu hóa, chữa bệnh đi ngoài, chống nôn rất hiệu quả khi đi tàu xe.
Giữ trạng thái máu ổn định, kích thích sự lưu thông, giải độc, hết bầm tím
Kích thích sự phát triển của hệ thần kinh trung ương, giúp trấn tĩnh khi bạn tức giận hay nổi cáu, trị trầm cảm.
Tác dụng long đờm, giảm ho, trị cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang, viêm họng, sốt
Chữa và điều trị bệnh thấp khớp, viêm khớp, gẫy xương,
Giúp giảm đau, nhất là đau cơ, Chống viêm, chống nhiễm trùng hay lây nhiễm
Kích thích và hoàn trả lại sinh lực
Chất cay của gừng khi tiếp xúc với niêm mạc không gây phồng rộp. Vị cay của gừng giúp chống lại sự ô xy hóa chất béo trong cơ thể, hồi phục lại vóc dáng thon thả, chống lão hóa. Gừng có chứa khoảng 1% đến 4% lượng dầu dễ bay hơi, mùi thơm của gừng chứa thành phần Zingiberen và Bisabolene, có vị cay nồng rất riêng. Nhờ những đặc tính quý giá này nên củ gừng được sử dụng trong phòng trị bệnh và massage chăm sóc sắc đẹp rất công hiệu.
Ngoài ra, tinh dầu gừng còn giúp điều hòa thân nhiệt cơ thể như hạ sốt, chống lạnh và đổ mồ hôi trộm. Tinh dầu gừng làm dịu tinh thần, chống suy nhược, hồi phục năng lượng và tạo cảm giác sảng khoái cho cơ thể nhờ mùi thơm gắt pha lẫn ngọt ngào. Đặc biệt, massage với tinh dầu gừng tươi sẽ nuôi dưỡng và giữ ẩm cho cơ thể quyến rũ.

11. Công Thức Pha Chế Gợi ý

Cách 1: Dầu nền+hương thảo+gừng: massage giải độc tố, làm ấm, giảm co cơ
Cách 2: Dầu nền+ gừng+sả( các loại): massage sát khuẩn, giải độc, làm ấm toàn thân
Cách 3: Dầu nền+quế +gừng:massage làm ấm toàn thân, khử mùi hôi,giảm đau cơ, trị cảm cúm, cảm lạnh
Cách 4: 250ml dầu olive + 5ml gừng+ 3ml oải hương: massage tốt và lưu giữ mùi thơm lâu và dễ chịu
Cách 5: Dầu nền+gừng: massage đơn giản có thể làm ấm, giải độc tố, cực kỳ thơm và dễ chịu
Cách 6: Bột toàn thân làm ấm da: 12 giọt đàn hương, 3 giọt gừng và 1 giọt hoắc hương
Cách 7: Chà răng bằng thảo mộc. 02 thìa nước súc miệng + 1/4 thìa muối biển + 02 giọt gừng + 03 giọt bạc hà : để trong lọ kín khí. Mỗi lần dùng nửa thìa nhỏ để chà răng.
Cách 8: Dùng cho người mắc bệnh thấp khớp: 2 giọt gừng + 2 giọt Helichrysum + 3 giọt Cúc La Mã + 2 giọt cam ngọt + 5 giọt Lavender + 2 giọt Mandarin + dầu dẫn hoặc dầu nền hay kem không mùi : xoa lên vùng bị sưng tấy hay bị đau nhức.

 12.Tính Năng Khác  

 13. Chú ý (cẩn trọng)

- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, Tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao.
- Đựng trong (chai, bình, can, lọ, phuy…) và màu tối sẩm, màu hỗ phách và đậy kín nắp.
- Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da.
- Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
- Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm (trừ một số loại tinh dầu và dầu nền có chứng chỉ dùng được cho thức phẩm)
- Không bôi tinh dầu vào vết thương hở
- Hầu hết tinh dầu không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh kinh niên, nếu dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Để xa tầm tay trẻ em
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét