Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

TINH DẦU HÚNG QUẾ: 10Ml, 20ml, 50ml, 100ml, 500ml, 1lít, 5lít, 50lít, 180kg

TINH DẦU HÚNG QUẾ

Nội dung bài viết tinh dầu Húng Quế: Tên gọi và thông tin thực vật tinh dầu Húng Quế? Thành Phần Hóa Học của tinh dầu Húng Quế? Chức năng và công dụng của tinh dầu Húng Quế? Tinh dầu tinh dầu Húng Quế bán ở đâu? Giá bán tinh dầu tinh dầu Húng QuếNguồn gốc, xuất xứ của tinh dầu Húng Quế? Nhà sản xuất tinh dầu thiên nhiên tại TP.HCM, Hà Nội?

 1. Tên Tinh Dầu: Tinh Dầu Húng Quế

Tên Tiếng Anh: Sweet Basil Essential Oil
Tên Khoa Học: Ocimum basilicum

2: Bộ Phận Chiết Xuất: Lá, thân

3. Phương Pháp Chiết xuất: Chưng cất hơi nước

4. Xuất Xứ: Việt Nam/Ấn Độ

5. Quy cách đóng gói:

Bán lẻ: Chai thủy tinh:  100ml, 500ml, 1000ml.
Bán sỉ: Bình nhôm hoặc can nhựa chuyên dụng: 5 lít, 10lít, 25lít, phuy 180kg, phuy 200kg

6. Hạn Dùng: 03 Năm tính từ ngày sản xuất

7. Chỉ Tiêu Chất Lượng

Màu sắc: Màu vàng nhạt đến màu vàng sẫm
Hương thơm: Ấm ngọt, đặc trưng của húng quế tươi
Tỷ trọng ở 20 độ C: 0.920 – 0.983
Chỉ số khúc xạ ở 20 độ C: 1.501 – 1.525
Năng suất quay cực ở 20 độ C:  - 6 to +2
Thành phần chính: metyl-chavicol > 70%
Húng quế chứa nhiều đạm, có khoảng 6% lượng protein, trong đó có chứa nhiều axit amin quan trọng như: Tryptophan, methionine, leucine. Trong tinh dầu có linalol (60%), cineol, estragol metyl-chavicol (25-60-70%) và nhiều chất khác.

8. Khả năng cung ứng: Khoảng 500kg/tháng

9. Thông Tin Chung     

Húng quế thường phát triển mạnh mẽ trong thời tiết ấm áp, nó rất nhạy cảm với khí hậu lạnh. Nó trông giống như cây lá bạc hà nhỏ và được rất nhiều gia đình trồng tại nhà. Húng quế là cây thân thảo, hình vuông, cao khoảng 40 - 50 cm, có khi cao hơn tùy chất đất và khoảng cách trồng. Lá hình xoan, mọc đối, các chồi thường hay đâm ra từ các nách lá nên cành húng quế thường xum xuê. Lá màu lục xanh có loại màu tím đen nhạt. Hoa nhỏ màu trắng hay tía, mọc thành chùm đơn hay phân nhánh với những hoa mọc thành vòng có từ 5 đến 6 hoa. Quả chứa hạt đen nhánh khi ngâm vào nước có chất nhầy màu trắng bao quanh. Rễ mọc nông, ăn lan trên mặt đất. Húng quế châu Âu (basil) có mùi hăng đậm, tường dùng làm gia vị cho các món như mì, sa-lát, thịt nướng, làm các loại xốt cà chua, xốt pho mát, xúp cà chua, xúp pho mát. Ở Việt Nam, Húng quế có ở nhiều tỉnh. Cây ưa sáng và ẩm, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, thích hợp với đất phù sa và đất thịt. Mùa ra hoa tháng 7-9, quả chín tháng 10-12.

10. Tính Năng (Công Dụng)

 Húng quế có vị cay, tính ấm, vào 2 kinh phế, tâm, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm, tán máu ứ, giảm đau. Húng quế được dùng phổ biến làm rau gia vị trong bữa ăn. Trong y học, Húng quế chữa cảm cúm, đầy bụng khó tiêu, vấp ngã hay bị đòn sưng đau. Dùng uống hoặc giã đắp. Hạt dùng làm thức giải khát như chè và có tác dụng nhuận tràng.
Húng Quế cũng hữu hiệu trong chữa trị các chứng đau đầu, căng thẳng hay những chứng bất an, những vấn đề có liên quan đến áp lực về tâm lý.
Tinh dầu nguyên chất húng quế cũng rất tốt trong việc chữa các chứng bệnh về đường tiêu hóa, nó có thể tạo ra hơi hoặc làm co bóp, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn sau các bữa ăn.
Húng Quế giảm đau cơ bắp và chứng ruột rút.Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu húng quế có chứa một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể ngăn ngừa lão hóa sớm, những vấn đề có liên quan đến tuổi tác và thậm chí là bệnh ung thư.
Tinh dầu húng quế có tính chất chống vi khuẩn. Nghiên cứu cho thấy sử dụng tinh dầu húng quế làm hạn chế sự phát triển của rất nhiều vi khuẩn như khuẩn tụ cầu, cầu tràng khuẩn, vi khuẩn hình que.... mà không cần dùng đến bất cứ loại thuốc kháng sinh nào.
Tinh dầu húng quế còn được sử dụng như là một liệu pháp dưỡng da và dưỡng ẩm tóc.
Chữa đau đầu, mệt mỏi, lo lắng, buồn bực, giảm stress, làm thoải mái đầu óc.
Bổ thận, giảm nồng độ axit uric trong máu, hiệu quả trong chữa bệnh gout.
Trị mụn trứng cá, và làm dịu vết côn trùng cắn, đuổi muỗi.
Trị viêm phế quản, cảm lạnh, sốt, ói mửa, khó tiêu, tăng khả năng ra mồ hôi.

11. Công Thức Pha Chế Gợi ý

1. Ngăn ngừa tóc bạc sớm: nhỏ 5 -10 giọt tinh dầu húng quế  + tinh dầu gừng hòa vào 1 cốc nước ấm rồi xoa lên da đầu. Ủ hỗn hợp trên trong 30’ rồi gội sạch hoặc bạn có thể để nó qua đêm thì tác dụng của nó sẽ tuyệt vời hơn.
2. Làm gia vị chế biến thực phẩm: sử dụng tương tự như húng quế tươi. Nhỏ 2 giọt tinh dầu vào 300ml nước trà vuốt cá, vịt để khử mùi hôi, tanh.
3. Thư giãn:
- Đốt và xông: trị đau đầu, kém tập trung, mệt mỏi, làm thư giãn đầu óc
- Tắm: hòa vào nước ấm để tắm, điều trị bệnh khớp và gout, chữa đau cơ, đau bụng hành kinh.
4. Ngăn ngừa mụn trứng cá:  Nhỏ 3 – 6 giọt tinh dầu húng quế vào cốc nước ấm, dùng bông xoa nhẹ matxa mặt hàng ngày.
5. Chữa đầy bụng khó tiêu, ói mửa: nhỏ 1 giọt tinh dầu húng quế  vào nước ấm, uống trực tiếp.
6. Khử mùi thuốc lá, làm dịu vết côn trùng cắn, sua đuổi muỗi: để mở nắp lọ tinh dầu trong nhà vệ sinh sẽ khử hết mùi hôi, đuổi ruồi muỗi. Vuốt 1 giọt tinh dầu húng quế vào quần áo, tay, chân sẽ tránh bị muỗi tấn công. Thoa 1 giọt tinh dầu húng quế vào vết côn trùng cắn làm dịu vết cắn.
- Kết hợp tốt với : gừng, oải hương, cam hương, hạt tiêu, hoàng đàn, phong lữ, bưởi, chanh, hoa cam

12. Tính Năng Khác     

13. Chú ý (cẩn trọng)

- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, Tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao.
- Đựng trong (chai, bình, can, lọ, phuy…) và màu tối sẩm, màu hỗ phách và đậy kín nắp.
- Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da.
- Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
- Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm (trừ một số loại tinh dầu và dầu nền có chứng chỉ dùng được cho thức phẩm)
- Không bôi tinh dầu vào vết thương hở
- Hầu hết tinh dầu không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh kinh niên, nếu dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Để xa tầm tay trẻ em
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét