Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

TINH DẦU MÀNG TANG 10ml, 20ml, 50ml, 100ml, 500ml, 1000ml, 5kg, 10kg, 25kg

TINH DẦU MÀNG TANG - LITSEA CUBEBA ESSENTIAL OIL 

Nội dung bài viết tinh dầu Màng Tang: Tên gọi và thông tin thực vật Màng Tang? Thành Phần Hóa Học của tinh dầu Màng Tang? Chức năng và công dụng của tinh dầu Màng Tang? Tinh dầu Màng Tang bán ở đâu? Giá bán tinh dầu Màng TangNguồn gốc, xuất xứ củatinh dầu Màng Tang? Nhà sản xuất tinh dầu thiên nhiên tại TP.HCM, Hà Nội?

 1. Tên Tiếng Việt: Tinh Dầu Màng Tang  

Tên Tiếng Anh: Litsea Cubeba  Essential Oil HOẶC May Chang Essential Oil
Tên Khoa Học: Litsea cubeba

2. Bộ Phận Chiết Xuất: Quả

3. Phương Pháp Chiết xuất: Chưng cất hơi nước

4. Xuất Xứ: Việt Nam/Ấn Độ

5. Quy Cách Đóng Gói

Bán lẻ: Chai thủy tinh:  100ml, 500ml, 1000ml.
Bán sỉ: Bình nhôm hoặc can nhựa chuyên dụng: 5 lít, 10lít, 25lít, phuy 180kg, phuy 200kg

6. Hạn Dùng: 03 Năm tính từ ngày sản xuất

7. Chỉ Tiêu Chất Lượng

Cảm quan: Chất lỏng màu vàng nhạt
Mùi thơm: Mùi thơm citral đặc trưng
Tỷ trọng ở 20℃: 0.860 – 0.910
Chỉ số khúc xạ ở 20℃: 1.470 – 1.490
Góc quay cực 20℃: + 1 to +35
Thành phần chính: Main components: Geranial: 30 to 45%, Neral: 23 to 37%, Limonene: 3 to 20%

8. Khả năng cung ứng: Khoảng 800kg/tháng

9. Thông Tin Chung     
Màng tang hay sơn kê tiêu (danh pháp hai phần: Litsea cubeba) là cây bụi hoặc thường xanh, cao 5-12m, thuộc họ Nguyệt quế. Đây là loài bản địa của Đông Nam Á và Trung Quốc. Lá và quả màng tang dùng để chiết tinh dầu, nhưng tinh dầu lá màng tang chất lượng thấp. Gỗ màng tang có thể làm đồ nội thất, mỹ nghệ. Một số bộ phận của cây được dùng làm thuốc. Quả màng tang chứa 3-5% tinh dầu. Tinh dầu màng tang chủ yếu là citral, chiếm 70-85%.[1] Tinh dầu màng tang chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc với sản lượng ước tính 500 - 1.500 tấn mỗi năm. Loại tinh dầu này được dùng làm chất thơm, ví dụ trong xà phòng bánh. Đây cũng là một nguồn nguyên liệu trong công nghiệp hóa chất để tổng hợp vitamin A và một số chất khác. Cây nhỡ cao độ 5-8m, thân vỏ xanh, có lỗ bì, già thì có màu nâu nâu xám, cành nhỏ và nằm. Lá mọc so le, phiến lá hình mác dài độ 10cm, rộng 1,5-2,5cm, dày, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới xám sau biến màu đen, mép nguyên; cuống lá mảnh; gân lá rõ. Hoa nhỏ khác gốc, màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở nách lá. Quả mọng hình tròn hay hình trứng khi chín màu đen, mùi rất thơm. Cây ra hoa vào tháng 1-3 và quả tháng 4-9.  Cây mọc hoang ở vùng rừng núi cao trong các savan cây bụi như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, tới Kontum, Lâm Ðồng và đã được trồng ở một số nông trường để làm cây che bóng cho chè, có nơi dùng lấy quả để cất tinh dầu. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Thu hái quả vào mùa hè thu rễ và lá thu hái quanh năm.

10. Tính Năng (Công Dụng)

 Cây Màng Tang có rất nhiều công dụng, dùng làm thuốc chữa bệnh. Rễ cây được dùng trị ngoại cảm, nhức đầu đau dạ dày, phong thấp đau nhức xương đau ngang thắt lưng, đòn ngã tổn thương, đầy hơi, sản hậu ứ trệ bụng đau, kinh nguyệt không đều.
Quả cũng dùng trị ăn uống không tiêu, đau dạ dày.
Lá dùng ngoài trị nhọt, viêm mủ da, viêm vú và trị rắn cắn.
Tinh dầu màng tang có tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh,tẩy sạch không khí. Tinh dầu có tinh nóng có thể pha chế làm dầu xoa bóp, làm tan chô bầm tím, làm khô miệng vết thương. Dùng trong kỹ nghệ sản xuất nước hoa , kỹ nghệ hương liệu. Là nguồn tinh dầu giàu citral, được dùng trong kỹ nghệ dược để tổng hợp  vitamin A để điều trị bệnh khô mắt, quáng gà.

11. Cách dùng

Xông hơi giải cảm: Nhỏ hỗn hợp vài giọt tinh dầu Màng Tang + tinh dầu Hương Nhu + tinh dầu vỏ Bưởi (có thể thêm vài giọt tinh dầu Hương Thảo hay tinh dầu Tràm Gió) vào chậu nước nóng, dùng khăn trùm kín mặt và chậu nước, để hơi nóng tỏa lên mặt trong 15 phút, giúp ra mồ hôi, lưu thông khí huyết, làm cơ thể khỏe khoắn, hết cảm cúm. Cũng có thể nhỏ vài giọt tinh dầu Màng Tang vào bồn tắm nước ấm để tắm.
Pha chế dầu Mát xa giảm đau: Pha tinh dầu Màng Tang nguyên chất + tinh dầu Long Não + tinh dầu Bạc Hà với dầu thực vật theo tỷ lệ 1/30 (1ml tinh dầu + 30ml dầu thực vật). Đựng hỗn hợp này trong lọ kín. Mỗi lần sử dụng lấy một ít thoa đều và xoa bóp các vùng đau nhức mỏi như vai gáy, bắp chân, tay, các khớp xương giúp giảm đau hiệu quả.
Xông phòng thanh lọc không khí, khử mùi hôi: Nhỏ vài giọt tinh dầu Sả Chanh vào đèn xông tinh dầu để kháng khuẩn, khử sạch mùi hôi trong phòng giúp không khí trở nên trong lành, sạch sẽ và giúp thư giãn tinh thần, giải tỏa stress. Khi xông phòng, có thể kết hợp tinh dầu Sả Chanh với tinh dầu Oải Hương, tinh dầu Bưởi, tinh dầu Hương Thảo. Thích hợp xông phòng ăn, phòng khách, phòng tắm, phòng trẻ em.

12. Tính Năng Khác     

Kháng khuẩn và kháng nấm mạnh
Là nguồn tinh dầu giàu citral, được dùng trong kỹ nghệ dược để tổng hợp vitamin A để điều trị bệnh khô mắt, quáng gà
Dùng trong kỹ nghệ sản xuất nước hoa , kỹ nghệ hương liệu
Không được uống

13. Chú ý (cẩn trọng)

- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, Tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao.
- Đựng trong (chai, bình, can, lọ, phuy…) và màu tối sẩm, màu hỗ phách và đậy kín nắp.
- Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da.
- Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
- Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm (trừ một số loại tinh dầu và dầu nền có chứng chỉ dùng được cho thức phẩm)
- Không bôi tinh dầu vào vết thương hở
- Hầu hết tinh dầu không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh kinh niên, nếu dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Để xa tầm tay trẻ em
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét