Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

TINH DẦU VỎ QUÝT (TRẦN BÌ) 10ml, 20ml, 50ml, 100ml, 500ml, 1000ml, 5kg, 10kg, 25kg, 180kg

TINH DẦU VỎ QUÝT (Trần Bì)

Nội dung bài viết tinh dầu Vỏ Quýt: Tên gọi và thông tin thực vật Quýt? Thành Phần Hóa Học của tinh dầu Vỏ Quýt? Chức năng và công dụng của tinh dầu Vỏ Quýt? Tinh dầu Vỏ Quýt bán ở đâu? Giá bán tinh dầu Vỏ QuýtNguồn gốc, xuất xứ của tinh dầu Vỏ Quýt? Nhà sản xuất tinh dầu thiên nhiên tại TP.HCM, Hà Nội?

1. Tên Tiếng Việt: Tinh Dầu Vỏ Quýt

Tên Tiếng Anh: Mandarin Essential Oil
Tên Khoa Học: Citrus deliciosa Tonore
Quýt, Quýt Xiêm - Citrus reticulata Blanco. (C. nobilis Lour var. deliciosa Swingle. C. deliciosa Tenore), thuộc họ Cam - Rutaceae.

2. Bộ Phận Chiết Xuất: Vỏ Trái Quýt

3. Phương Pháp Chiết xuất: Ép Lạnh

4. Xuất Xứ: Việt Nam/Ấn Độ

5. Quy Cách Đóng Gói

Bán lẻ: Chai thủy tinh:  100ml, 500ml, 1000ml.
Bán sỉ: Bình nhôm hoặc can nhựa chuyên dụng: 5 lít, 10lít, 25lít, phuy 180kg, phuy 200kg

6. Hạn Dùng: 03 Năm tính từ ngày sản xuất

7. Chỉ Tiêu Chất Lượng Theo tiêu chuẩn cơ sở

Hương thơm: Ngọt thoáng, mát, mùi đặc trưng.
Thành phần hóa học: Trong vỏ Quýt có 2 loại dầu, loại dầu cam 0,50% và loại dầu cam rụng 0,50%. Thành phần chính trong dầu là d và dl-limonen 78,5%, d và dl-limonene 2,5% tương ứng với 2 loại dầu và linalool 15,4%. Còn có một ít citrale, các aldehyd nonylic và decylic và chừng 1% methyl anthranylat methyl.
Dịch của quả chứa đường và acid amin tự do, acid citric, vitamin C, caroten. Lá cũng chứa 0,5% tinh dầu. Hạt cũng có tinh dầu.

8. Khả năng cung ứng: Khoảng 1000kg/tháng

9. Thông Tin Chung     

Mô tả: Cây gỗ nhỏ có dáng chắc và đều, thân và cành có gai. Lá đơn, mọc so le; phiến lá hình ngọn giáo hẹp có khớp, trên cuống lá có viền mép. Hoa nhỏ, màu trắng, ở nách lá. Quả hình cầu hơi dẹt, màu vàng da cam hay đỏ, vỏ mỏng, nhẵn hay hơi sần sùi, không dính với múi nên dễ bóc; cơm quả dịu, thơm; hạt xanh.
Hoa tháng 3-4, quả tháng 10-12.
Bộ phận dùng: Vỏ quả Quýt chín - Pericarpium Citri Reticulatae, thường gọi là Trần bì.
Vỏ quả còn xanh - Pericupium Citri Reticulatae Viride, thường gọi là Thanh bì.
Vỏ quả ngoài - Exocarpium Citri Rubrum, gọi là Quất hồng.
Hạt quýt - Semen Citri Reticulatae, gọi là Quất hạch.
Người ta còn dùng lá Quýt.
Nơi sống và thu hái: Gốc ở Ấn Ðộ và Trung Quốc, được trồng khắp nơi để lấy quả, nhiều nhất là ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên, Nam Hà, Hà Bắc, Bắc Thái. Thu hái quả chín, bóc lấy vỏ phơi khô làm Trần bì, Trần bì để càng lâu càng tốt; để lấy vỏ quả ngoài gọt hết lớp vỏ trong; quả còn xanh bóc lấy vỏ phơi khô dùng làm Thanhh bì. Hạt Quýt lấy ở quả chín phơi khô làm Quất hạch.
Vỏ quýt trong đông y gọi là trần bì, tức vỏ cũ, do khi dùng làm thuốc thì tốt nhất là dùng ở dạng khô cũ, càng để lâu càng tốt. Trần bì tính ấm, có tác dụng kiện vị (khỏe dạ dày), long đờm, trị ho, trị phong, lợi tiểu, chữa ợ hơi, đau thượng vị.
Qua nghiên cứu, y học hiện đại đã chứng minh trong vỏ quýt có tinh dầu thơm gluccoxit orange, aldehit lemon, axit béo..., có tác dụng hưng phấn tim, ức chế vận động của dạ dày, ruột và tử cung... Glucoxit orange có tác dụng giống vitamin P, làm giảm độ giòn của mao mạch máu, phòng xuất huyết. Vỏ quýt còn là vị thuốc tốt điều trị cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đặc biệt là có công hiệu đối với các chứng bệnh tỳ vị khí trệ, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, kém ăn, buồn nôn, ho nhiều đờm, khó chịu trong lồng ngực...
Múi quýt có các thành phần dinh dưỡng không thể thiếu được đối với sức khỏe, bao gồm đường, protein, lipid, vitamin, axit hữu cơ, chất khoáng... Người bị cao huyết áp, bệnh mạch vành, đau dạ dày, suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược sau khi ốm... ăn quýt rất có lợi

10. Tính Năng (Công Dụng)

 Tính vị, tác dụng:
- Hoa kích thích
- Quả Quýt (chủ yếu là dịch); vị chua ngọt, tính mát; có tác dụng giải khát, mát phổi, khai uất, trừ đờm, khoan khoái.
- Vỏ quả Quýt và lá Quýt đều có tinh dầu, có tác dụng chữa ho đờm và giúp tiêu hoá.
- Vỏ Quýt xanh vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng hành khí, khai uất, tán kết, trừ thấp, giảm đau và tăng tiêu hoá.
- Vỏ Quýt chín vị đắng the, mùi thơm tính ấm; có tác dụng hành khí, tiêu đờm trệ, kiện tỳ, táo thấp.
- Lá và hạt Quýt có vị đắng the, mùi thơm, tính bình; có tác dụng hành khí, tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ta thường dùng quả Quýt để ăn, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giải khát, thêm vitamin. Vỏ và lá để chế tinh dầu.
- Trần bì (vỏ Quýt chín) dùng chữa ho, tức ngực, nhiều đờm, trúng thực đầy bụng, đau bụng, ợ hơi, nôn mửa, ỉa lỏng; còn dùng trừ thấp, lợi tiểu, giải độc cá tanh. Ngày dùng 4-16g dạng thuốc sắc.
- Thanh bì dùng chữa đau gan, tức ngực, đau mạng sườn, sốt rét.
- Hạt Quýt dùng chữa sa ruột, hòn dái sưng đau, viêm tuyến vú, tắc tia sữa.
- Ta còn dùng lá chữa tức ngực, ho, đau bụng, sưng vú, núm vú nứt lở (sao nóng đắp, có khi phơi khô, sắc uống như vỏ Quýt).
Mang đến cho bạn cảm giác an thần và thanh thản. Tinh dầu này rất tốt để massage, xông hoi, tắm và ngửi. Đây là loại tinh dầu tuyệt vời cho vùng mông, hông và đùi, giúp làm giảm các đốm rạn da, đốm da căng, vết sẹo hoặc chữa các chứng hay quên, stress.
Nên tránh ánh sáng mạnh sau khi sử dụng tinh dầu chiết xuất từ họ quýt.
Tinh Dầu Quýt có đặc tính chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa các vết thương khỏi bị nhiễm trùng, giúp đuổi côn trùng.
Tinh dầu Quýt rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp kích thích tiêu hóa, long đờm, giải cảm.
Giúp ngủ ngon, ngủ sâu.
Giúp giảm các tình trạng rạn da.
Ngoài ra giúp trị gàu, giúp tóc mượt và mềm mại.

11.Công Thức Pha Chế Gợi ý 

Chống cảm lạnh và cảm cúm cho trẻ
5 giọt tinh dầu quýt
5 giọt tinh dầu cúc la mã
4 giọt tinh dầu Bergamot giọt tinh dầu gỗ hồng mộc
Pha chế với 260g kem dưỡng bôi vào ngực và vào cổ các bé vài lần trong ngày
 12. Tính Năng Khác    
Có thể kết hợp với tinh dầu Lime, Lemon, Orange, Clove, Grapefruit, Cinnamo

13. Chú ý (cẩn trọng)

- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, Tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao.
- Đựng trong (chai, bình, can, lọ, phuy…) và màu tối sẩm, màu hỗ phách và đậy kín nắp.
- Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da.
- Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
- Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm (trừ một số loại tinh dầu và dầu nền có chứng chỉ dùng được cho thức phẩm)
- Không bôi tinh dầu vào vết thương hở
- Hầu hết tinh dầu không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh kinh niên, nếu dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Để xa tầm tay trẻ em
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét