Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

TINH DẦU NGHỆ - Turmeric Oil: 10ml, 20ml, 50ml, 100ml, 500ml, 1000ml, 25kg, 180kg

TINH DẦU NGHỆ

Nội dung bài viết tinh dầu Nghệ: Tên gọi và thông tin thực vật Nghệ? Thành Phần Hóa Học của tinh dầu Nghệ? Chức năng và công dụng của tinh dầu Nghệ? Tinh dầu Nghệ bán ở đâu? Giá bán tinh dầu NghệNguồn gốc, xuất xứ của tinh dầu Nghệ? Nhà sản xuất tinh dầu thiên nhiên tại TP.HCM, Hà Nội?

 1. Tên Tiếng Việt: Tinh dầu Nghệ

Tên Tiếng Anh: Turmeric  Essential Oil/ Curcuma Longa Oil
Tên Khoa Học: Citrus deliciosa Tonore
Nghệ hay Nghệ vàng – Curcuma longa L., thuộc họ Gừng – Zingiberaceae.

2. Bộ Phận Chiết Xuất: Củ Nghệ tươi

3. Phương Pháp Chiết xuất: Chưng cất hơi nước/Ép lạnh

4. Xuất Xứ: Việt Nam/Ấn Độ

5. Quy Cách Đóng Gói

Bán lẻ: Chai thủy tinh:  100ml, 500ml, 1000ml.
Bán sỉ: Bình nhôm hoặc can nhựa chuyên dụng: 5 lít, 10lít, 25lít, phuy 180kg, phuy 200kg

6. Hạn Dùng: 03 Năm tính từ ngày sản xuất

7. Chỉ Tiêu Chất Lượng

Màu sắc: Tinh dầu là chất lỏng màu vàng
Hương thơm: Mùi nghệ đặc trưng
Tỷ trọng ở 25ºC: 0.910 - 0.9710 đạt 0.927
Chỉ số khúc xạ ở 25ºC: 1.4990 - 1.5210 đạt 1.506
Năng suất quay cực ở 25ºC:  - 9º  +28º
Thành phần chính trong tinh dầu nghệ là Curcumin > 23%, Turmerone < 1%
Thành phần hoá học: Củ Nghệ chứa 4-6% tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm (ở Nghệ tươi 2,24%) mà thành phần gồm 25% carbur terpenic, zingiberen và 65% ceton sesquiterpenic, các chất turmeron, arturmeron; còn có các chất curcuminoid trong đó có curcumin (0,3-1,5%) desmethoxycurcumin. Curcumin là dạng tinh thể màu đỏ ánh tím không tan trong nước, tan trong acid, trong kiềm.

8. Khả năng cung ứng: Khoảng 500kg/tháng

9. Thông Tin Chung     
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 1m. Thân rễ phát triển thành củ hình khối, trên đó sinh ra nhiều rễ trụ có màu vàng cam. Rễ to, mọc từ rễ củ, đoạn cuối luôn phình to ra thành hình thoi. Lá mọc so le, có bẹ, hình dải rộng. Hoa màu vàng xếp thành bông hình trụ ở ngọn thân; lá bắc màu lục hay màu trắng nhạt pha hồng ở chóp lá. Quả hình cầu, có 3 ô.
Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Curcumae Longae, thường gọi là Khương hoàng.
Nơi sống và thu hái: Gốc ở Ấn Độ, được trồng lấy thân rễ làm gia vị và làm thuốc. Thân rễ thường được thu hái tháng 8, tháng 9, cắt bỏ hết rễ để riêng. Muốn để lâu, phải hấp trong 6-12 giờ, sau đó để ráo nước đem phơi nắng hay sấy khô.

10. Tính Năng (Công Dụng)

 Tính vị, tác dụng: Nghệ có vị đắng, cay, mùi thơm hắc, tính ấm; có tác dụng hành khí phá ứ, thông kinh chỉ thống. Người ta cũng biết được là curcumin có tác dụng tiêu mủ, lên da non, tác dụng thông mật, làm tăng sự bài tiết mật của tế bào gan, phá cholesterol trong máu. Tinh dầu Nghệ có tác dụng diệt nấm ngoài da và cũng như curcumin có tác dụng kháng khuẩn.
Công dụng: Thường dùng chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, vùng ngực bụng khí trướng đau nhức, đau liên sườn dưới khó thở, sau khi đẻ máu xấu không ra, kết hòn cục trong bụng, bị đòn ngã tổn thương ứ huyết, dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp, tay chân đau nhức.
Liều dùng: 4-12g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy Nghệ tươi vắt nước để bôi ung nhọt, viêm tấy lở loét ngoài da. Còn dùng dạng bột 2-4g, chia làm hai lần.
Giúp lưu thông, lọc máu, chống nhiễm trùng, tạo độ ẩm cho da, kháng viêm, chống đông máu.
Làm giảm mức cholesterol, chống ung thư.
Có thể điều trị các vết thương nhỏ, vết loét.
Có thể dùng nghệ để khử trùng giúp mau lành vết thương. Củ nghệ được dùng như một loại thuốc dân gian để bôi lên vết thương cho chóng lên da non. Để giữ cho làn da mịn màng, không có nếp nhăn, phụ nữ Ấn Độ thường trộn tinh chất nghệ với sữa đắp lên mặt vào các buổi tối. Tinh dầu Nghệ có tính chống oxy hóa cực mạnh rất công hiệu để chống lại sự phá hoại của gốc tự do và giúp tăng cường hệ thống miễn nhiễm do đó sử dụng tinh chất nghệ mỗi ngày sẽ bảo vệ cơ thể khỏi bị suy thoái do ô nhiễm không khí gây ra, giúp bảo vệ gan, ngừa ung thư. Với đột biến bệnh niêm mạc dưới lớp xơ (chứng ung thư), dùng tinh dầu nghệ, tinh chất từ nghệ, cũng như nhựa cây nghệ đều có tác dụng ức chế chống lại đột biến của AND có tác dụng “chung sức” bảo vệ cơ thể.
Ngoài tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, giúp làm lành vết thương và liền sẹo trên da, tinh dầu nghệ còn giúp chống lão hóa da, ngăn ngừa sự hình thành các nếp nhăn, vết nám, làm mờ các vết sẹo thâm, làm cho da mịn màng, tươi trẻ. Nghệ còn hỗ trợ chống viêm, loét do ức chế các chất trung gian gây viêm như cyclooxygenaza (COX - 2), lipooxy-genaza (LOX)… Hỗ trợ chống xơ vữa động mạch do cholesterol và tăng độ bền mao mạch ngoại vi dưới da. Thông tin gần đây cho thấy tinh dầu nghệ còn có thể làm giảm tỷ lệ mắc ung thư như ung thư vú, tuyến tiền liệt.

11. Công Thức Pha Chế Gợi ý

Một vài công thức dân gian:
- Tinh dầu nghệ + sữa tươi giúp xóa vết nhăn, cho da mịn màng
- Tinh dầu nghệ + mật ong+ bột yến mạch: tẩy tế bào chết cho da trắng mịn, tươi trẻ
- Tinh dầu Nghệ ( nồng độ 3%) + dầu mù u: trị vẩy nến, vết tràm, vết thâm, nám trên da; ngăn ngừa mụn đặc biệt là mụn cám, mụn bọc. Chống nhờn da.

 12. Tính Năng Khác    

Chống viêm, kháng khuẩn, giúp vết thương mau liền sẹo.
- Làm đẹp hiệu quả bởi khả năng chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa sự lão hóa nhanh chóng, đem đến cho người dùng một làn da mịn màng, tươi trẻ dài lâu.
- Giảm nám: Tăng cường đào thải tế bào da nhiễm sắc tố sinh ra nám và ngăn cản tác hại từ tia UV, giúp da trắng hơn và mờ nhanh vết nám.
- Chống nhăn: Chống oxy hóa tế. bào da, giữ vững cấu trúc collagen giúp da săn chắc, giảm các nếp nhăn nhất là ở đuôi mắt
- Ngăn rụng tóc: Nuôi dưỡng chân tóc giúp mọc nhanh, sợi bóng đẹp, giảm khô gãy.
- Hỗ trợ chống xơ vữa động mạch, giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả, như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt...
- Chống đau khớp hiệu quả.

13. Chú ý (cẩn trọng)

- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, Tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao.
- Đựng trong (chai, bình, can, lọ, phuy…) và màu tối sẩm, màu hỗ phách và đậy kín nắp.
- Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da.
- Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
- Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm (trừ một số loại tinh dầu và dầu nền có chứng chỉ dùng được cho thức phẩm)
- Không bôi tinh dầu vào vết thương hở
- Hầu hết tinh dầu không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh kinh niên, nếu dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Để xa tầm tay trẻ em
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét